Thiên thạch đang bay gần Trái đất với tốc độ 48.000km/h
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA) cảnh báo một tiểu hành tinh khổng lồ, di chuyển gần Trái đất với tốc độ 48.000km/h vào ngày 24/7.
Theo NASA, Asteroid 2020 ND với đường kính từ 120-260 m sẽ bay ngang Trái đất vào ngày 24/7. Ngoài ra, có 2 thiên thạch nhỏ hơn mang tên 2016 DY30 và 2020 ME3 cũng bay tương đối gần hành tinh chúng ta.
Asteroid 2020 ND được NASA xếp vào loại có khả năng gây nguy hiểm (PHA) và vật thể bay gần Trái đất (NEO). Tuy nhiên, Business Insider nói rằng không phải lo lắng, tiểu hành tinh này đã có ít nhất 5 lần bay với quỹ đạo tương tự như vậy.
Tiểu hành tinh khổng lồ sắp bay ngang Trái đất nhưng không gây nguy hiểm. (Ảnh: Reuters).
Asteroid 2020 ND tiếp cận Trái đất ở khoảng cách 0,034 đơn vị thiên văn, tương đương 5.086.328 km với tốc độ 48.000 km/h. Sức hút của Mặt Trời khiến nó duy trì đều đặn việc bay gần Sao Hỏa và Trái đất.
Các tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm (PHA) được xác định dựa trên các thông số đo lường tiềm năng bay gần Trái đất. Cụ thể, tất cả tiểu hành tinh có khoảng cách giao nhau quỹ đạo tối thiểu (MOID) từ 0,05 đơn vị thiên văn trở xuống đều được coi là PHA.
NASA cho biết thêm, tốc độ di chuyển của 2016 DY30 và 2020 ME3 khi đến gần Trái đất lần lượt 54.000 km/h và 16.000 km/h.
Theo Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái đất (CNEOS) của NASA, DY30 bay cách chúng ra 0,02306 đơn vị thiên văn, tương đương 3,4 triệu km. "Khoảng cách gần nhất đạt đến vào 10:02 sáng ngày 19/7. Nó được phân loại là tiểu hành tinh Apollo".
ME3 ở xa Trái đất hơn. Tiểu hành tinh này đạt khoảng cách gần nhất vào lúc 02:51 sáng ngày 21/7. "Khoảng cách dự kiến từ Trái đất đến ME3 là khoảng 0,03791 đơn vị thiên văn (5,6 triệu km). Nó được xếp vào loại tiểu hành tinh Amor vì không có quỹ đạo bay ngang Trái đất, chỉ đến gần trong một số tình huống", CNEOS cho biết thêm.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
