Thiên thạch tốc độ 29.000km/h thắp sáng bầu trời đêm
Thiên thạch lớn hơn quả bóng rổ lao nhanh qua một số bang của Mỹ, khiến bầu trời sáng rực như ban ngày trong khoảng một giây.
Jordan Ragsdale ghi hình thiên thạch bay qua bầu trời lúc 22h52 ngày 3/7 (giờ địa phương) từ nhà của mình ở thành phố Eagle, bang Idaho, Mỹ. Trong video, khi lao xuống phía sau một đám mây, nó đột ngột sáng bừng khiến bầu trời chuyển từ đêm sang ngày trong khoảng một giây.
Các chuyên gia hiện chưa rõ vị trí chúng rơi xuống.
Hệ thống camera của Trung tâm Nghiên cứu Montana (MLC) cũng ghi lại được khoảnh khắc thiên thạch bay qua bầu trời bang này. Hệ thống có thể xác định đường bay của thiên thạch trong khí quyển, ước đoán tốc độ, sức mạnh, khối lượng cũng như quỹ đạo của thiên thạch trước khi đâm xuống Trái đất.
Thiên thạch hôm 3/7 bay với vận tốc khoảng 29.000km/h và có thể đủ lớn để một số mảnh vỡ rơi xuống mặt đất. Các chuyên gia hiện chưa rõ vị trí chúng rơi xuống. "Những thiên thạch nhỏ mà chúng tôi theo dõi thường có kích thước bằng một viên sỏi. Tuy nhiên, thiên thạch lần này lớn hơn quả bóng rổ", Ryan Hannahoe, giám đốc điều hành MLC, cho biết.
Có hàng nghìn thiên thạch lao xuống Trái đất mỗi ngày và trở thành cầu lửa thắp sáng bầu trời, theo Hiệp hội Thiên thạch Mỹ (AMS). Tuy nhiên, nhiều trường hợp không được phát hiện, ví dụ như thiên thạch rơi xuống vào ban ngày hoặc ngoài đại dương.
- Khai quật mộ Trương Phi, hậu thế mới vỡ lẽ về con người thật của ông
- Sau báo cáo về UFO, giáo sư Harvard nghi ngờ vật thể Oumuamua
- "Áo miễn tội chết" Hòa Thân khoe Kỷ Hiểu Lam có thực sự tồn tại?