Thiết bị cảnh báo nguy hiểm cho người khiếm thị
Bằng cách lắp đặt thêm camera 3D và một số phụ kiện công nghệ cao, các nhà phát minh Đức đã cải tiến cây gậy dò đường màu trắng truyền thống dành cho người khiếm thị thành một thiết bị giúp họ tránh chướng ngại vật trong khi di chuyển hữu hiệu hơn.
Thiết bị cải tiến có gắn camera 3D dẫn đường cho người khiếm thị. Ảnh: gizmowatch
Bất chấp những tiến bộ gần đây ứng dụng cả công nghệ tiếng vang siêu âm và tia laser, cây gậy dò đường màu trắng truyền thống vẫn là một trong những công cụ thông dụng nhất giúp người khiếm thị đi đây đó mà không bị va chạm với các chướng ngại vật.
Tuy nhiên, thông qua dự án có tên gọi Các hỗ trợ di chuyển cho người khiếm thị (NAVI), các sinh viên thuộc Đại học Konstanz (Đức) đã tập trung vào các khả năng tạo ảnh 3D của máy ảnh Kinect Microft để thiết kế một thiết bị có thể cải tiến cây gậy dò đường màu trắng công nghệ thấp. Bằng cách sử dụng phản hồi âm thanh và rung động, hệ thống NAVI có thể giúp xác định vị trí các hiểm nguy tiềm tàng đối với người khiếm thị tốt hơn.
Theo trang Discovery, thiết bị trên là sản phẩm sáng tạo của hai học viên thạc sỹ Michael Zollner và Stephan Huber.
Được gắn trên đỉnh đầu của người khiếm thị thông qua một chiếc mũ cứng và băng keo dán, máy ảnh Kinect có thể phát hiện các vật thể nằm bên ngoài phạm vi kiểm soát nhỏ hẹp của cây gậy. Hình ảnh và thông tin chuyên sâu do camera thu nhận sẽ được chuyển tiếp đến máy tính xách tay nằm trong ba lô đeo sau lưng, vốn được kết nối qua cổng USB với một bảng Arduino 2009 đính chặt vào một băng vải đeo quanh eo.
Phần mềm của máy tính xách tay sẽ xử lý các thông tin về không gian và độ sâu, rồi chuyển chúng tới 3 cặp động cơ rung LilyPad Arduino gắn bên trái, phải và giữa của đai vải. Khi bị phát hiện, vị trí của một chướng ngại vật tiềm năng được chuyển tải đến người mang đai vải thông qua một loạt các rung động tương ứng.
Các tín hiệu âm thanh, dựa trên phát hiện khoảng cách đến điểm đánh dấu của máy ảnh, được truyền đi thông qua một bộ tai nghe Bluetooth để cung cấp hướng dẫn di chuyển bổ sung. Ví dụ như, khi một người khiếm thị tiến về phía một cánh cửa, họ có thể nghe thấy tiếng cảnh báo "cánh cửa ở phía trước, 3, 2, 1, kéo cửa lại". Bộ tai nghe cũng đọc được các ký hiệu ARToolKit gắn trên các bức tường và cửa ra vào.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
