Thiết bị hút ánh sáng mặt trời để tạo ra hơi nước siêu nóng
Viện Nghiên cứu Massachussetts (MIT) vừa phát triển một thiết bị hút sức nóng từ ánh sáng mặt trời để đun sôi nước và tạo ra hơi nước “siêu nóng” trên 100 độ C mà không cần bất cứ thiết bị quang học đắt tiền nào.
Vào những ngày nhiều nắng, thiết bị này có thể thụ động tạo ra hơi nước đủ nóng để khử trùng các thiết bị y tế, đun nấu thức ăn và nhiều lợi ích khác. Hơi nước nóng này cũng được ứng dụng cung cấp nhiệt cho các quy trình công nghiệp, hoặc được ngưng tụ lại làm nước uống tinh khiết.
Các nhà nghiên cứu trước đây đã phát triển được một thiết bị giống bọt biển, cho nổi trên thùng chứa nước và biến nước ngấm vào miếng bọt đó thành hơi. Nhưng phương pháp này lại xuất hiện một vấn đề đó là các chất gây ô nhiễm trong nước làm cho thiết bị rất nhanh hỏng. Trong khi loại thiết bị mới được treo nổi trên mặt nước nên không bị các chất gây ô nhiễm phá hại.
Hơi nước nhiệt độ cao có thể được sử dụng để đun nấu, làm sạch hoặc khử trùng các thiết bị y tế ở các khu vực xa xôi hẻo lánh. (Ảnh MIT).
Thiết bị có kích thước và độ dày tương đương với một chiếc máy tính bảng cỡ nhỏ và có hình giống như một chiếc bánh sandwich. Mặt trên của thiết bị được làm từ hợp chất gốm kim loại - một loại vật liệu có tính năng hấp thụ nhiệt mặt trời rất tốt, trong khi mặt dưới lại được làm từ bọt cacbon dạng mắt lưới giúp tỏa nhiệt xuống nước phía dưới hiệu quả.
Một khi nhiệt độ trong nước đạt 100 độ C, nó sẽ tỏa hơi và bay ngược lên trên qua một lớp giữa được làm từ chất liệu giống bọt nhựa. Tại đây, hơi nước tiếp tục được làm nóng quá nhiệt độ sôi, trước khi được bơm qua một ống đơn.
“Đây hoàn toàn là một hệ thống làm nóng thụ động - tức là người dùng chỉ cần đặt thiết bị ngoài trời để hấp thụ ánh sáng mặt trời. Họ có thể sử dụng thiết bị này để tạo ra đủ nước uống cho một gia đình, hoặc khử trùng thiết bị y tế cho một phòng phẫu thuật”, ông Thomas Cooper, phó giáo sư về kỹ thuật cơ học, đại học York cho biết.
Đầu tiên các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thiết bị trong phòng thí nghiệm, sử dụng một thiết bị mô phỏng các đặc điểm của ánh sáng mặt trời với các cường độ khác nhau. Họ thấy rằng thiết bị này có thể đun nóng một bể nước nhỏ lên đến nhiệt độ sôi và tạo ra hơi nước ở nhiệt độ 122 độ C, dưới các điều kiện tương tự như một ngày nắng bình thường. Khi các nhà nghiên cứu tăng cường độ ánh nắng lên 1,7 lần, họ thấy thiết bị này thậm chí còn tạo ra hơi nước nóng lên đến 144 độ C.
Tháng 10/2017, nhóm các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thiết bị này trên mái tòa nhà số 1 của MIT. Đó là một ngày nhiều nắng và để tăng cường độ ánh nắng mặt trời, các nhà nghiên cứu đã lắp đặt một bộ hấp thụ ánh nắng mặt trời đơn giản - một chiếc gương lồi giúp thu và điều hướng cho nhiều ánh nắng vào thiết bị hơn.
Với cách này, thiết bị có thể tạo ra hơi nước lên đến 146 độ C trong vòng 3,5 giờ. Trong các thí nghiệm tiếp theo, nhóm nghiên cứu còn tạo ra được hơi nước từ nước biển mà hoàn toàn không có các tinh thể muối làm mờ bề mặt thiết bị. Trong các thí nghiệm khác, họ còn có thể thu và ngưng tụ hơn nước trong một bình đựng để thu nước uống tinh khiết.
“Thiết bị mới này đã thực sự giải quyết được những nhược điểm của những thiết bị trước đây. Hiện nay, chúng tôi đang cố gắng để tăng hiệu suất và cải tiến thiết bị hơn nữa. Còn một số điểm cần khắc phục và chúng tôi hy vọng sẽ tạo ra được một thiết bị hoàn hảo nhất”, ông Gang Chen, giáo sư kỹ thuật điện, thuộc MIT cho biết.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
