Thiết bị nhắn tin xuyên lòng đất
Chàng trai trẻ Alex Kendrick, 16 tuổi, sống tại bang New Mexico, Mỹ, đã phát minh thiết bị giúp liên lạc từ lòng hang, động lên mặt đất được dễ dàng.
Thiết bị của Kendrick gồm máy nhắn tin, bàn phím cao su, bộ ăng ten thu – phát sóng radio tần số thấp.
Ở dải sóng này, tín hiệu phát đi từ thiết bị của Kendrick có thể xuyên qua đất, đá dễ dàng hơn các thiết bị phát sóng tần số cao.
Khi chưa dùng, ăng-ten có thể gấp gọn trong ba lô, khi sử dụng chúng được bung ra, cuốn quanh bộ khung ghép từ các ống nhựa PVC.
Khi thử nghiệm tại động Carlsbad, Công viên Quốc gia Mỹ, bang New Mexico, ở độ sâu khoảng 300 mét, Kendrick gửi đi thông điệp “happy” (hạnh phúc), thì máy nhắn tin trên mặt đất nhận được chữ “appy”, thiếu một chữ “h”.
Dù không hoàn thiện nhưng máy nhắn tin của Kendrick đã lập kỷ lục, trở thành thiết bị truyền tin trong lòng đất ở độ sâu chưa từng có. Với phát minh này, Kendrick được trao giải thưởng trị giá 21.000 USD trong cuộc thi International Science Fair.
Ý tưởng của Kendrick được đánh giá cao vì mở ra triển vọng trong công tác cứu hộ dưới lòng đất. Năm 1991, đội cứu hộ 170 người đã phải mất 4 ngày mới cứu được một phụ nữ bị gãy chân trong một vụ sập hầm ở New Mexico.
Đội trưởng đội cứu hộ địa phương đánh giá: “Nếu nạn nhân có máy nhắn tin của Kendrick, thời gian cứu hộ sẽ giảm xuống một nửa. Điều đó đủ làm nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết”.
Kendrick và “dàn” ăng-ten thu phát tần số thấp.
Phát minh của Kendrick gồm: máy nhắn tin, màn hình, bàn phím…
Nhóm thám hiểm hang động thử nghiệm máy nhắn tin dưới động Carlsbad.
Màn hình máy nhắn tin.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
