Thiết bị "săn" UFO lớn nhất thế giới

Trú ẩn bên trong một mái vòm to cỡ tháp đồng hồ Big Ben và trang bị một tấm gương khổng lồ dài bằng nửa đường pitch ở sân bóng đá, thật khó để tìm một tên gọi thích hợp cho E-ELT. Nó được mệnh danh là "Con mắt lớn nhất và mạnh nhất" thế giới hiện nay.

Các nhà thiên văn học thực sự hy vọng thiết bị khổng lồ này sẽ giúp họ trả lời được câu hỏi, có hay không sự sống khác trong vũ trụ, thông qua việc tìm kiếm những hành tinh có môi trường giống với Trái đất và dung dưỡng được các sinh vật sống.

Thiết bị săn UFO lớn nhất thế giới

Theo Daily Mail, chiều cao của mái vòm che chắn cho kính lên tới 243 feet. Chiếc gương khổng lồ sẽ do các kỹ sư châu Âu thiết kế và bao gồm hơn 1000 mảnh gương lục giác ráp lại với nhau. Một màn chắn gió di động sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ gương khỏi bị ánh nắng và gió mạnh thổi vào.

Sa mạc Atacama, Chile được lựa chọn làm địa điểm đặt kính do thời tiết ở đây rất khô và chưa bao giờ có mưa. Bầu trời sẽ quang mây ít nhất là 320 đêm mỗi năm, do đó tín hiệu từ không gian gửi về sẽ không bị ảnh hưởng bởi hơi ẩm bên trong bầu khí quyển trái đất. Thiết bị có thể ghi nhận được ánh sáng hồng ngoại "nhạy" gấp hàng chục lần so với các loại kính viễn vọng trước đây, nhờ đó, các nhà thiên văn sẽ lần đầu tiên "nhìn" thấy một cách rõ nét những thiên hà ở cách chúng ta 14 tỷ năm ánh sáng.

Thiết bị săn UFO lớn nhất thế giới
Sa mạc Atacama, Chile là nơi cực khô và quanh năm không có mưa. (Ảnh: Daily Mail)

Các nhà khoa học hy vọng E-ELT sẽ giúp họ giải mã những bí ẩn về hố đen và năng lượng đen, hai thế lực bí hiểm và chưa được biết đến nhiều trong không gian, để có thể giải thích sâu hơn về quy trình tiến hóa của Trái đất. Nhờ hàng loạt công cụ đặc biệt để chống nhòe, chống mờ, hình ảnh do E-ELT lồ chụp ra sẽ nét hơn kính Hubble tới 15 lần.

Tuy nhiên, để có thể triển khai dự án, các kỹ sư sẽ phải san phẳng phần đỉnh của ngọn núi Cerro Armazones cao 9900 feet của Chile. Đấy là trong trường hợp dự án được 15 đối tác quốc tế của Ủy ban Quan sát Nam Âu phê duyệt trong phiên họp thượng đỉnh vào tháng 12 tới.

Trước E-ELT, quần thể Kính viễn vọng Atacama Large Array, bao gồm 6 đài quan sát cao nhất thế giới ổ độ cao 16.000 feet cũng đã được xây dựng tại sa mạc Atacama.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News