Thiết bị thăm dò xác nhận khí methane trên sao Hỏa
Kết quả phân tích dữ liệu từ thiết bị tự hành Curiosity cho thấy sự gia tăng nồng độ khí methane trong bầu khí quyển sao Hỏa, có thể là dấu hiệu của đời sống vi sinh vật trên hành tinh này.
Phát hiện mới về sao Hỏa
Thiết bị tự hành Curiosity trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA)
Theo kết quả phân tích chi tiết từ máy quang phổ laser, nồng độ khí methane tăng gấp 10 lần so với mức cơ bản. Qua 600 ngày quét, thiết bị sự gia tăng nồng độ này trong 60 ngày. Đây được coi là dấu hiệu của sự sống vi sinh vật trên hành tinh đỏ.
"Kết quả trả lời cho câu hỏi về sự hiện diện của khí methane trong bầu khí quyển sao Hỏa, nhưng nó đặt ra một số câu hỏi phức tạp và cần được nghiên cứu sâu rộng hơn, như bản chất của khí này", IB Times hôm qua dẫn lời Francisco Javier Martín-Torres, chuyên gia của Viện nghiên cứu Khoa học Trái Đất, nói. Một vấn đề khác được đặt ra liên quan đến quá trình tiến hóa của khí methane trong bầu khí quyển sau khi thoát ra.
Nhà nghiên cứu cho rằng methanogenesis, sự hình thành khí methane từ vi khuẩn methanogen, có thể là nguồn gốc của khí methane trên bầu khí quyển sao Hỏa.
Từ sau khi kính thiên văn ở Đài quan sát Mauna Kea lần đầu tiên thông báo phát hiện methane trên hành tinh đỏ, một số phương pháp xác định khí đã được tiến hành, sử dụng thiết bị từ Trái Đất và vệ tinh không gian. Các nhà thiên văn học cho rằng methane trên sao Hỏa có thể tồn tại khoảng 300 năm.
Thiết bị tự hành Curiosity đáp xuống khu vực núi Sharp của sao Hỏa hồi tháng 8/2012. Không lâu sau đó, nó thu thập được bằng chứng về thành phần hóa học và điều kiện môi trường cần thiết để hỗ trợ sự sống vi sinh vật trên hành tinh đỏ.