Thiết bị xét nghiệm cho vùng sâu
Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học nên việc khám chữa bệnh dễ dàng hơn nhờ các thiết bị cận lâm sàng. Tuy nhiên, các thiết bị này có giá thành cao, hóa chất đắt đỏ và cồng kềnh khó vận chuyển đến các khu vực xa xôi hẻo lánh. Vì vậy, một thiết bị xét nghiệm cầm tay là điều rất cần thiết để khắc phục.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã chế tạo thành công thiết bị nhỏ gọn, rẻ tiền, tiện dụng để phục vụ cho những vùng nghèo khó nhất ở các nước đang phát triển.
Ảnh: Stephanie Mitchell/Harvard
Thiết bị có thể theo dõi bệnh tiểu đường, bệnh sốt rét, phân tích nguồn nước uống có bị ô nhiễm hay không... Kết quả không chỉ hiển thị trên màn hình thiết bị mà có thể kết nối với điện thoại di động để truyền thông tin đến cho các bác sĩ ở xa đóng góp ý kiến. Thiết bị xét nghiệm này đang được thử nghiệm thực tế tại Ấn Độ, cho thấy kết quả rất khả quan dù việc kết nối chỉ với những chiếc điện thoại di động đời cũ, ít chức năng.
Thiết bị đa năng này được gọi là phân tích điện hóa với chi phí mỗi sản phẩm 25 USD và nhỏ gọn với trọng lượng chỉ 57gr.
Tạp chí Gizmag dẫn lời Giáo sư George Whitesides cho biết thiết bị này đáp ứng đối với một số phân tích y sinh học rộng rãi nhất như đường huyết trong bệnh tiểu đường, chất điện giải trong huyết thanh, xét nghiệm miễn dịch...
Tính năng sáng tạo nhất của nó là khả năng truyền thông, không cần những chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng mà chỉ cần một chiếc điện thoại di động giá rẻ đang phổ biến ở các vùng quê nghèo.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Robot cứu hộ hình người của NASA
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới giới thiệu một loại robot mới, có khả năng đứng bằng hai chân như người và được sử dụng để hỗ trợ cho các công việc cứu hộ.

Kenguru – chiếc xe sinh ra cho người khuyết tật, chỉ có một cửa duy nhất nhưng cực tiện cho người đi xe lăn
Hãng Community Cars ở bang Texas (Mỹ) đã sáng chế ra một loại ô tô điện mang tên Kenguru, dành cho người khuyết tật phải ngồi xe lăn.

Với Wysips, pin thiết bị di động không bao giờ cạn
Chúng ta đã có công nghệ cho phép định vị điện thoại khi hết pin hoặc gửi tin nhắn ngay cả khi pin cạn nguồn, nhưng bạn nghĩ sao nếu trong tương lai có thể sở hữu một chiếc điện thoại không bao giờ hết pin?
