Thiết kế căn cứ Mặt trăng của Trung Quốc

Các kiến trúc sư vũ trụ ở Trung Quốc đang thiết kế một căn cứ Mặt trăng từ hang động núi lửa để phi hành gia ở lâu dài sau năm 2035.

Những ống dung nham dưới lòng đất hình thành từ đá nóng chảy trong vụ phun trào núi lửa cổ đại. Trong khi mặt ngoài dòng dung nham nguội nhanh hơn và cứng lại, phần còn lại chảy tràn ra để lại lớp vỏ dài rỗng phía sau. Các ống này có thể dài vài kilomet và rộng hàng chục mét, cung cấp nơi trú ẩn tự nhiên để tránh bức xạ vũ trụ và nhiệt độ cực hạn trên bề mặt Mặt trăng.


Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang thiết kế căn cứ dài hạn trên Mặt trăng. (Ảnh: iStock)

Ống dung nham có ở khắp Mặt trăng, cung cấp địa điểm để xây dựng căn cứ ở ngoài cực nam, nơi được cho là chứa băng nước dồi dào, theo Pan Wente, trợ lý giáo sư ở Viện nghiên cứu và thiết kế kiến trúc thuộc Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân. "Cực nam Mặt trăng có thể trở nên đông đúc, và khai thác băng nước vẫn còn khó khăn về mặt kỹ thuật, vì vậy chúng tôi muốn khám phá những khả năng khác", Pan chia sẻ tại hội thảo khoa học ở miền trung Trung Quốc vào tháng trước.

Căn cứ mang tên "Laurel Tree" vẫn ở trong giai đoạn thiết kế ban đầu. Căn cứ sẽ có cấu trúc hình kim tự tháp phía trên mặt đất dùng làm lối ra vào và các bộ phận dưới lòng đất gồm cabin trung tâm, cabin làm việc và một số khu vực sinh hoạt. Cabin trung tâm thẳng đứng sẽ là trung tâm điều khiển căn cứ, trang bị thiết bị tinh vi, nối liền với khu vực làm việc và sinh hoạt. Hai khu vực điều áp này sẽ có cổng vòm tự phồng triển khai đơn giản và nhanh chóng do không có gió trên Mặt trăng.

Bê tông sản xuất từ đá và bụi Mặt trăng cùng chất phụ gia từ Trái đất sẽ được đổ vào cổng vòm để tạo thành cấu trúc vĩnh cửu. Trừ cabin trung tâm, tất cả bộ phận khác của căn cứ sẽ được xây trên Mặt trăng thông qua thi công tại chỗ hoặc mở rộng module.

Do Mặt trăng không có khí quyển, nhiệt độ bề mặt ở đây có thể dao động từ 126 độ C tới -173 độ C. Biến động nhiệt độ dưới lòng đất nhỏ hơn nhiều, nằm trong khoảng 17 độ C đến -43 độ C. Căn cứ Laurel Tree là dự án Mặt trăng thứ 3 của Pan và đồng nghiệp ở viện.

Cả Mỹ, Trung Quốc và Nga đều có kế hoạch thiết lập căn cứ dài hạn trên Mặt trăng. Trung Quốc đang phát triển phương tiện phóng thế hệ mới để đưa phi hành gia hạ cánh trên Mặt trăng vào năm 2030 trong khi chương trình Artemis của Mỹ hướng tới đưa người trở lại Mặt trăng vào năm 2025.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News