Thiết kế nhà bay lơ lửng trên mặt đất
Một kiến trúc sư ở Dubai tạo ra mô hình nhà bay lơ lửng trong không trung, giúp giải quyết tình trạng khan hiếm đất và đối phó động đất, sóng thần.
Dự án "Rising Oases" của giáo sư Georges Kachaamy, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Sáng tạo và Thiết kế thuộc Đại học Mỹ tại Dubai (AUB) được giới thiệu tại Tuần lễ Thiết kế Dubai diễn ra từ ngày 11 đến 16/11. Tâm điểm của dự án là kiến trúc nổi giữa không trung do Kachaamy phát triển suốt hơn 10 năm. "Rising Oases" phác thảo những không gian sống lơ lửng bên trên đường phố, giúp giải phóng con người khỏi áp lực thường nhật.
Thiết kế nhà nổi sử dụng công nghệ đệm từ. (Ảnh: CNN).
Kachaamy nghĩ tới kiến trúc nổi lần đầu tiên khi còn là sinh viên ở Nhật cách đây 13 năm. Trong vòng 5 năm qua, anh đã tăng dần kích thước của các mô hình thiết kế. "Khi tôi bắt đầu làm mô hình, nó có kích thước rất nhỏ, chỉ dài gần 10 cm. Mô hình hiện nay dài gần 2 mét và phiên bản tiếp theo sẽ còn lớn hơn", Kachaamy chia sẻ.
Nhà kiến trúc sư cũng thử nghiệm nhiều công nghệ khác nhau với mô hình nhà nổi. Hệ thống hiện tại ứng dụng công nghệ đệm từ, cho phép nâng vật thể bằng lực tác động của hai nam châm trái dấu. Kachaamy sử dụng vật liệu nhựa siêu nhẹ in 3D cho các mô hình để tăng tối đa kích thước vật thể mà lực từ có thể nâng.
Kiến trúc nổi có nhiều tiềm năng đa dạng. Việc vượt qua những ràng buộc về không gian giúp quy hoạch hiệu quả hơn, đòi hỏi ít đất xây dựng và giảm bớt áp lực đối với không gian xanh cần bảo tồn. Kiến trúc nổi cũng tăng khả chống chịu thiên tai như động đất và ngập lụt.
Kachaamy đang hướng tới tạo ra mô hình lớn hơn và cao hơn, tiến dần đến phiên bản kích thước thật. Nhà kiến trúc sư tập trung nghiên cứu những công nghệ và vật liệu mới có thể biến dự án thành hiện thực. Mục tiêu tiếp theo của anh là tạo ra mái nhà cỡ lớn bay lơ lửng. Các chuyên gia về đệm từ nhấn mạnh công nghệ này bị hạn chế về độ cao. Những mô hình của Kachaamy chỉ cách đế từ vài centimet và có chi phí đắt đỏ.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
