Thình lình đảo nổi lên ngoài khơi Bắc Carolina

Một hòn đảo mới vừa hình thành ngoài khơi bờ biển quốc gia Cape Hatteras của bang Bắc Carolina, Mỹ.

Đài BBC ngày 29/6 cho biết hòn đảo dài 1,6km và diện tích của đảo thay đổi phụ thuộc vào thủy triều và thời tiết. Đảo nằm cách đất liền bằng một eo biển rộng khoảng 330 mét.

Theo tờ Island Free Press, người dân địa phương lần đầu tiên phát hiện ra hòn đảo này sau một tiếng động lớn ở phía biển trong tháng 4 vừa qua.

Một du khách sống tại bang Connecticut đã chụp lại hòn đảo này và đăng tải hình ảnh trên Instagram khiến càng ngày càng có nhiều du khách tò mò đến thăm hòn đảo mới nổi này.

Thình lình đảo nổi lên ngoài khơi Bắc Carolina
Quang cảnh nhìn từ trên cao của đảo mới nổi ngoài khơi Bắc Carolina - (Ảnh: @Chadonka).

"Vị hôn thê của tôi và tôi đang lái xe đến khu vực này sau cơn bão để lượm vỏ sò và phát hiện ra một nơi mà chúng tôi chẳng thể lái xe đến" - nhiếp cảnh gia Chad Koczera thuật lại.

"Tôi đã dùng một chiếc máy bay không người lái để kiểm tra hòn đảo và nhận ra rằng đó là một nơi thật đẹp. Tuy nhiên chúng tôi không có cơ hội để đặt chân lên hòn đảo do dòng chảy quá mạnh" - ông Koczera nhớ lại thời điểm đó.

Các chuyên gia giải thích rằng khu vực bờ biển của dải đất Outer Banks, trải dài hơn 300 km phía bên ngoài bang Bắc Carolina, đang liên tục dịch chuyển. Do đó có những dải đất cát sẽ nổi lên hoặc chìm xuống mặt nước biển.

Chính quyền địa phương cũng đã ban hành cảnh báo đến những vị khách du lịch về việc cố bơi qua hòn đảo mới nổi này. Họ khuyến cáo du khách nên dùng thuyền để đảm bảo an toàn tính mạng.

Dòng nước mạnh chảy qua eo biển giữa đất liền và hòn đảo có thể cuốn phăng một người đang bơi ra khơi. Ngoài ra cơ quan chức năng địa phương cũng đã nhìn thấy cá mập và cá đuối điện tại vùng nước này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Chỉ còn 1.000 ngày để cứu Trái đất, trước khi vào giai đoạn không thể phục hồi

Chỉ còn 1.000 ngày để cứu Trái đất, trước khi vào giai đoạn không thể phục hồi

Quá thời hạn mà vẫn không có gì thay đổi, khí hậu Trái đất sẽ vĩnh viễn không thể đảo ngược. Hãy hành động ngay, trước khi quá muộn.

Đăng ngày: 01/07/2017
Tầng ozone bảo vệ Trái Đất đối mặt với mối đe dọa mới

Tầng ozone bảo vệ Trái Đất đối mặt với mối đe dọa mới

Các nhà khoa học đã phát hiện trong tầng bình lưu các lớp hợp chất dichloromethane, hiện không nằm trong danh sách cấm của Nghị định thư Montreal.

Đăng ngày: 29/06/2017
Hà Nội có mưa vào chiều tối và đêm, khả năng xảy ra gió giật mạnh

Hà Nội có mưa vào chiều tối và đêm, khả năng xảy ra gió giật mạnh

Trong ngày hôm nay, các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa, mưa vừa; vùng núi, trung du phía Bắc có mưa to đến rất to và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.

Đăng ngày: 28/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News