Thịt bò Wagyu in 3D đầu tiên trên thế giới

Đại học Osaka sử dụng tế bào gốc lấy từ bò Wagyu để in 3D thịt thay thế chứa cơ, chất béo và mạch máu sắp xếp giống miếng bít tết thông thường.


Máy in 3D sinh học tạo ra thịt bò nhân tạo. (Video: Đại học Osaka)

Bò Wagyu nổi tiếng khắp thế giới với lượng mỡ giắt cao, còn gọi là vân mỡ cẩm thạch hay sashi. Loại vân mỡ cẩm thạch này đem đến cho thịt bò Wagyu hương vị đậm đà và kết cấu riêng biệt. Tuy nhiên, cách chăn nuôi bò hiện nay thường được cho là kém bền vững liên quan đến khí thải. Hiện nay, các loại thịt nuôi cấy có sẵn chủ yếu bao gồm tế bào sợi cơ sắp xếp đơn giản nên không thể mô phỏng cấu trúc phức tạp của bít tết bò thật.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Đại học Osaka sử dụng in 3D để tạo ra thịt nhân tạo trông giống thịt thật hơn. "Sử dụng cấu trúc mô của thịt bò Wagyu như một bản vẽ kỹ thuật, chúng tôi đã phát triển phương pháp in 3D có thể sản sinh cấu trúc phức tạp như sợi cơ, chất béo và mạch máu", trưởng nhóm nghiên cứu Dong-Hee Kang, cho biết.

Để vượt qua khó khăn, Kang và cộng sự bắt đầu với hai loại tế bào gốc gọi là tế bào gốc cơ của bò và tế bào gốc từ chất béo. Trong điều kiện phù hợp ở phòng thí nghiệm, những tế bào gốc đa năng có thể điều chỉnh để phát triển thành mọi loại tế bào cần thiết nhằm sản xuất thịt nuôi cấy.


Thịt bò Wagyu in 3D. (Ảnh: Đại học Osaka)

Các sợi riêng biệt gồm cơ, chất béo và mạch máu được tổng hợp từ những tế bào này, sử dụng phương pháp in 3D sinh học. Sau đó, nhóm nghiên cứu sắp xếp sợi theo dạng 3D, căn cứ vào cấu trúc mô học. Quá trình cho phép dựng lại cấu trúc mô thịt phức tạp tùy ý.

"Bằng cách cải tiến công nghệ, chúng tôi không chỉ có thể sản xuất cấu trúc thịt phức tạp như vân mỡ cẩm thạch tuyệt đẹp của thịt bò Wagyu mà còn có thể điều chỉnh lượng chất béo và cơ bắp", đồng tác giả nghiên cứu Michiya Matsusaki chia sẻ. Nhờ đó, khách hàng có thể đặt hàng thịt nuôi cấy với lượng chất béo mong muốn, dựa theo khẩu vị và cân nhắc về sức khỏe.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News