Thợ lặn giật nảy mình khi bị cá mập "hôn"

Cá mập tiến lại gần và dùng mũi thử chạm lên mặt thợ lặn, sau đó nhanh chóng bơi đi.

Thợ lặn Stefano Ulivi chạm trán với cá mập xanh khi đang hướng dẫn một nhóm thợ lặn dưới vùng biển gần đảo Pico, Bồ Đào Nha, Story Trender hôm 28/11 đưa tin. Cá mập xanh tò mò bơi lại gần trong khi Ulivi đang quay phim. Sau một lúc quan sát, nó dùng mũi chạm lên mặt người thợ lặn rồi nhanh chóng bỏ đi.

"Cảm xúc của tôi trào lên mãnh liệt, những chuyện như thế chỉ xảy ra một lần trong đời thôi. Thực ra tôi không hề thấy sợ. Cá mập là loài vật rất hiếu kỳ, thường thì chúng có thể tiến đến gần nhưng rồi sẽ chuyển hướng và rời đi", Ulivi chia sẻ.

"Con cá đó đã bơi xung quanh khoảng hai tiếng nên tôi nghĩ nó bắt đầu quen với chúng tôi và các bong bóng khí kỳ lạ. Nó thấy thoải mái và đủ dũng cảm để tiến đến kiểm tra. Cá mập không có tay nhưng khứu giác lại rất nhạy bén. Chúng dùng mũi để chạm và tìm hiểu xem chúng tôi là sinh vật gì", anh bổ sung.

Cá mập thường bị hiểu lầm và thực tế, số trường hợp cá mập gây nguy hiểm rất ít, Ulivi cho biết. Trong số những người anh tiếp xúc khi làm thợ lặn, kể cả những người yêu thiên nhiên và nhiều thợ lặn khác, khoảng một nửa quan niệm rằng cá mập là loài vật nguy hiểm.

Thợ lặn giật nảy mình khi bị cá mập hôn
Cá mập xanh tò mò bơi lại gần trong khi thợ lặn đang quay phim.

"Thông thường, nếu bạn tuân thủ đúng nguyên tắc thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Tôi không nhớ đã bao nhiêu lần xuống biển với cá mập và mọi chuyện đều diễn ra bình thường. Chỉ có một lần tôi chứng kiến cảnh tượng khá nguy hiểm, nhưng đó là vì khách hàng tóm vây lưng cá mập để giả vờ bơi cùng nó như tiên cá", Ulivi kể lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Loài cá sống ở độ sâu gần 8km dưới đáy biển

Loài cá sống ở độ sâu gần 8km dưới đáy biển

Các nhà khoa học chính thức xác nhận loài cá ốc mới có tên Pseudoliparis swirei, được phát hiện ở độ sâu 7.966 mét dưới rãnh Mariana.

Đăng ngày: 30/11/2017
Trung Quốc tìm cách diệt sứa bảo vệ tàu sân bay

Trung Quốc tìm cách diệt sứa bảo vệ tàu sân bay

Giới chức Trung Quốc lo ngại loài sứa biển nhỏ bé có thể ảnh hưởng đến hoạt động của những tàu sân bay nước này.

Đăng ngày: 29/11/2017
Đoàn quân cua nhện chen chúc bò dưới đáy biển

Đoàn quân cua nhện chen chúc bò dưới đáy biển

Đoàn quân cua nhện bò dọc đáy biển tới vùng nước thuộc vịnh Mornington ở Victoria, Australia khi mùa đông kéo đến, Sun hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 27/11/2017
Phát hiện

Phát hiện "dị vật" trong bụng loài sống ở vực sâu nhất Trái đất

Mới đây, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Newcastle (Anh) đã có phát hiện vô cùng ngạc nhiên về sinh vật biển sống dưới đáy đại dương sâu nhất trên Trái đất (tính đến thời điểm hiện nay).

Đăng ngày: 23/11/2017
Cá đuối dài ba mét biến hình thành tảng đá dưới đáy biển

Cá đuối dài ba mét biến hình thành tảng đá dưới đáy biển

Một thợ lặn phát hiện con cá đuối ó dài khoảng ba mét ngụy trang thành tảng đá dưới đáy biển.

Đăng ngày: 23/11/2017
Vùng nước bị cô lập hơn 1.500 năm dưới đáy Thái Bình Dương

Vùng nước bị cô lập hơn 1.500 năm dưới đáy Thái Bình Dương

Casimir de Lavergne, nhà hải dương học tại Đại học New South Wales, Australia, và các cộng sự phát hiện bên dưới khu vực phía Bắc Thái Bình Dương gặp Ấn Độ Dương khoảng 2km có một

Đăng ngày: 22/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News