Thoái hóa đất, nguy cơ sa mạc hóa ở miền Trung
Theo điều tra, nghiên cứu của Trung tâm Quy hoạch đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), miền Trung có 12 nhóm đất, 49 loại đất, đất có độ phì thấp, phần lớn diện tích là đất dốc (khoảng 80%) và đất có vấn đề như mặn, phèn, xám bạc.
Đất bị thoái hóa (Ảnh minh họa)
Ở khu vực này đã xuất hiện đất thoái hóa diện tích khá lớn, trong đó có đất xói mòn trơ sỏi đá nguy cơ sa mạc hóa cao.
Các nhà khoa học chuyên ngành đánh giá, quá trình thoái hóa đất dẫn tới hoang mạc hóa ở miền Trung là do quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh mẽ vào mùa mưa hàng năm. Lượng mưa lớn tập trung vào địa bàn rừng núi và bán sơn địa có độ dốc lớn, trong đó chịu tác động nhiều là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận...
Quá trình cát bay, cát chảy xảy ra ở vùng duyên hải nơi có các cồn cát hứng chịu gió biển. Tình trạng này kéo dài đang là nguy cơ gây ra hoang mạc hóa cục bộ tại miền Trung.
Nhiều nơi đá ong lộ trên mặt đất vì đất trên tầng đá ong đều bị bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Loại đá này được người dân khai thác làm vật liệu xây dựng. Các quá trình thoái hóa đất đã gây ra nguy cơ bốn dạng hoang mạc hóa điển hình ở miền Trung như bán hoang mạc cát, bán hoang mạc đá sạn sỏi, bán hoang mạc muối và bán hoang mạc đất cằn.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp, nắng nóng, đại hạn xảy ra kéo dài ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Bình Thuận... đòi hỏi các cộng đồng cần quan tâm nhiều hơn việc tìm giải pháp ngăn chặn quá trình thoái hóa đất, dẫn đến sa mạc hóa ở miền Trung.
Nhưng thiết thực nhất vẫn là biện pháp khắc phục tình trạng khai thác bừa bãi rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển. Các địa phương nhanh chóng thực hiện chương trình phát triển 5 triệu ha rừng, nhằm phủ nhanh đất trống đồi núi trọc, đặc biệt đối với khu vực miền Trung.
Ngành Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo các địa phương quy hoạch sử dụng đất hợp lý theo hướng bền vững, trên cơ sở nghiên cứu địa lý, sinh thái tổng hợp thoái hóa đất, phù hợp với từng vùng góp phần hạn chế tình trạng thoái hóa đất dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa khu vực miền Trung.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
