Thôi miên... cá mập, tại sao không?
Chỉ bằng một thao tác đơn giản, nhà sinh học biển Leigh Cobb có thể thôi miên một con cá mập hổ to lớn, khiến nó ngoan ngoãn như thú cưng.
Chuyên gia 38 tuổi này vừa khiến người xem trầm trồ khi phô diễn một kỹ thuật thôi miên có tên "bất động liệt cơ" (tonic immobility) gần bờ biển Tiger tại Bahamas.
Khoảnh khắc con cá mập hổ dài 4,8m bị nhà sinh học biển Leigh Cobb thôi miên, đưa vào trạng thái “bất động liệt cơ”. (Ảnh: SPUTNIK).
Cụ thể, bà đã chạm vào các đầu dây thần kinh nhạy cảm trên mũi con cá mập hổ nói trên, đưa con vật đáng sợ vào trạng thái tê liệt tạm thời trước khi từ từ lật người nó lại để kiểm tra phần bụng và cho nó ăn.
Những con cá mập nhỏ hơn bơi xung quanh trong lúc bà Leigh thôi miên con cá mập hổ dài 4,8 m này. "Bất động liệt cơ" là một kỹ thuật thôi miên thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để dễ dàng tiếp cận cũng như giảm thiểu rủi ro bị tấn công khi tương tác với cá mập.
Được biết, bà Leigh là người điều hành Shark Diver Travel, tổ chức được thành lập với mục đích thay đổi những quan niệm sai lầm về cá mập.
"Nếu có thể, tôi sẽ lặn chung với cá mập mỗi ngày. Những tiếng xấu mà chúng phải hứng chịu là không đúng. Tôi muốn cho thế giới thấy cá mập có thể tương tác với con người ở nhiều cấp độ khác nhau" - bà Leigh chia sẻ.
Nhiếp ảnh gia kiêm thợ lặn Christian Torres, người ghi lại khoảnh khắc bà Leigh "khuất phục" con cá mập hổ nói trên, khẳng định việc lặn chung với loài vật đồ sộ này luôn mang lại những cảm giác mới mẻ. Nhiếp ảnh gia 41 tuổi nói trên, đến từ Ecuador, còn chia sẻ thêm ông thích chụp ảnh những loài vật to lớn như cá mập, cá voi hay cá heo.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.
