Thông tin mới về sự suy sụp của siêu đô thị cổ đại Angkor
Là một Di sản Thế giới có từ niên đại thứ 9 SCN, Angkor được UNESCO miêu tả như “một trong những địa điểm khảo cổ học quan trọng nhất ở Đông Nam Á”. Quần thể đền Angkor Wat là một trong những công trình tôn giáo lớn nhất từng được xây dựng.
Các sự kiện đưa tới sự kết thúc của siêu đô thị Campuchia cổ đại, Angkor, đã bị bức màn bí ẩn che phủ trong nhiều thế kỉ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho rằng sự suy sụp của thành phố này có lẽ là một quá trình chậm rãi chứ không phải là một sự kiện thảm khốc diễn ra đột ngột.
Sự suy sụp của thành phố này có lẽ là một quá trình chậm rãi chứ không phải là một sự kiện thảm khốc diễn ra đột ngột.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Sydney đã giải thích trong một phát biểu: “Bằng chứng khoa học mới cho thấy rằng cường độ của việc sử dụng đất trong trung tâm kinh tế và hành chính của thành phố đã giảm dần dần hơn 100 năm trước, ám chỉ kết luận rất khác với sự suy đoán trước đây về sự sup đổ của thành phố này”.
Theo các chuyên gia, lõi khoan trầm tích được tách từ hào vây quanh cố đô Angkor Thom có tường vây của thành phố đưa tới một manh mối quan trọng.
Được bao quanh bởi rừng rậm, thành phố rộng lớn này chứa quần thể đền Angkor Wat nổi tiếng và từng là thủ đô phồn thịnh của Đế chế Khmer cổ đại. Theo Live Science, có thời, dân số của Angkor có lẽ đã vượt quá một triệu người.
Các sự kiện diễn ra quanh sự kiện suy sụp của Angkor đã được tranh luận nhiều năm trời. Một giả thuyết cho rằng sự đe dọa của các quốc gia láng giềng đã dẫn tới sự bỏ hoang thành phố vào năm 1431.
Mặt trời mọc sau đền Angkor Wat - (Ảnh từ AP Photo/Heng Sinith, Filea).
Dan Penny, một phó giáo sư tại Trường Khoa học địa chất của Đại học Sydney, cho hay: “Những thay đổi trong việc sử dụng đất đã để lại những dấu vết quan trọng trong các tầng trầm tích có thể đo lường được. Đo lường những dấu vết này ở lõi khoan cho phép chúng ta xây dựng lại những gì người ta đã làm ở khu vực này trong thời gian dài”.
Nhờ nghiên cứu trầm tích, các nhà khảo cổ học thấy rằng sự nhiễu loạn rừng, xói mòn đất và các vụ cháy đều giảm trong những thập kỉ đầu của thế kỉ 14. Họ giải thích, điều này gợi ý một sự cắt giảm được duy trì trong việc sử dụng đất ở trung tâm thành phố cổ. Vào cuối thế kỉ đó, hào bị bao phủ bởi thực vật nổi, có thể cho thấy rằng nó không còn được giữ gìn nữa.
Penny cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cư dân không rời Angkor nếu hạ tầng không xuống cấp (hoặc không được giữ gìn, sửa chữa) vì thành phần ưu tú thành thị đã rời đi”.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.
