Thu giữ CO2 từ không khí không khả thi

Kết luận này được rút ra từ báo cáo nghiên cứu của nhóm chuyên gia đến từ Viện Công nghệ Massachusette và Đại học Stanford (Mỹ), mới được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ ấn bản tháng 12/2011.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng thu giữ khí CO2 trực tiếp từ không khí bằng công nghệ hiện đại sẽ tốn kém gấp 10 đến 20 lần việc thu giữ CO2 từ các nguồn thải tập trung lớn như nhà máy điện, nhà máy xi măng, nhà máy phân bón và nhà máy lọc dầu bởi vì nồng độ CO2 trong không khí thấp hơn so với nồng độ các-bon thải ra từ các nhà máy khoảng 300 lần. Chi phí hiện tại cho việc thu giữ CO2 tại các nguồn tập trung là từ 50 đến 100 USD/tấn.

“Về lý thuyết, thu giữ CO2 trực tiếp từ không khí là một ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, trên thực tế việc làm này đòi hỏi rất nhiều năng lượng, và nếu như sử dụng chính nguồn năng lượng hóa thạch để hấp thu và tái tạo các-bon thành các sản phẩm hữu ích chúng ta sẽ sa vào vòng luẩn quẩn. Lượng CO2 thải vào khí quyển thậm chí còn nhiều hơn lượng thu giữ được” - Jennifer Wilcox, nhà nghiên cứu môi trường và năng lượng thuộc Đại học Standford, nhận xét.

Wilcox cho rằng việc thu giữ CO2 trực tiếp từ không khí chỉ khả thi khi tận dụng được nguồn năng lượng phi các-bon như năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Song, để thay thế các nhà máy điện phát thải CO2 bằng nguồn phi các-bon sẽ cực kỳ tốn kém.

Đồng tác giả của nghiên cứu, Howard Herzog, cũng cho rằng: “Sáng kiến về hệ thống lọc CO2 trực tiếp từ không khí có vẻ khả thi. Nhưng khi bạn nhìn vào các dữ liệu thực nghiệm – các kỹ sư đã nghiên cứu xem hiệu quả thực tế của việc làm này như thế nào – bạn sẽ không còn hy vọng nữa”.

Nghiên cứu kết luận biện pháp tốt nhất để giảm lượng khí CO2 trong khí quyển là cắt giảm trực tiếp nguồn phát thải.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News