Thử nghiệm cảnh báo sóng thần Ấn Độ Dương
Với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc, các quốc gia ven Ấn Độ Dương đã thử nghiệm hệ thống cảnh báo sóng thần sớm.
Hôm qua, 24 quốc gia đã cùng tham gia cuộc thử nghiệm hệ thống cảnh báo sóng thần và giảm nhẹ thiên tai Ấn Độ Dương, nhằm đánh giá khả năng hoạt động của hệ thống, hiệu quả của thông tin liên lạc giữa các bên và các dịch vụ khẩn cấp quốc gia.
Một nhân viên thuộc Cơ quan Khí tượng Địa vật lý Indonesia giải thích về một sơ đồ trên màn hình máy tính, trong cuộc diễn tập sóng thần hôm qua. (Ảnh: AP)
Việc thử nghiệm đã bắt đầu bằng cuộc diễn tập, tái hiện trận động đất 9,2 độ richter ở Indonesia tháng 12/2004, làm hơn 200.000 người chết hoặc mất tích. Trận động đất này sau đó đã gây ra những cơn sóng lớn băng qua Ấn Độ Dương và tấn công đến tận châu Phi 12 giờ sau đó.
Diễn tập sơ tán dân cư đã được tổ chức ở Ấn Độ và Malyasia, sau khi các bản tin được gửi qua điện thoại, email, tin nhắn và fax đến hơn 20 quốc gia cùng tham gia.
Theo AP, hệ thống cảnh báo sớm này sẽ thay thế hệ thống trước đó do Mỹ và Nhật Bản thiết lập sau trận sóng thần 2004. Hệ thống này có thể cung cấp thông tin chính xác hơn về thời gian sóng thần tấn công một nơi nào đó và độ cao của sóng tùy địa hình của những vùng sóng đi qua.
Cuộc diễn tập được tổ chức dưới sự bảo trợ của Ủy ban Hải dương Liên chính phủ, thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục (UNESCO). Sự kiện này đánh dấu một bước tiến bộ đáng kể về khả năng phát hiện và ứng phó với động đất và sóng thần của các quốc gia vùng Ấn Độ Dương.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
