Thử nghiệm công nghệ rửa đất nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa

Công nghệ được kỳ vọng sẽ khử trên 90% dioxin nhiễm trong đất và 70% diện tích đất nhiễm độc được khôi phục, tái sử dụng.

Chiều 4/9, Bộ Quốc phòng và Tập đoàn Shimizu đã công bố biên bản ghi nhớ hợp tác và kế hoạch thử nghiệm công nghệ rửa đất ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).

Thử nghiệm công nghệ rửa đất nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa
Xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng năm 2016. (Ảnh: MT).

Theo kế hoạch, đến cuối tháng 12/2018 Tập đoàn Shimizu sẽ mang một nhà máy làm sạch từ Nhật Bản, lắp ráp và vận hành thử nghiệm tại sân bay Biên Hòa. Nhà máy có công suất tối đa 40 tấn/giờ, bắt đầu vận hành từ tháng 1/2019.

Với công nghệ này, đất ô nhiễm sẽ được sàng để phân cỡ hạt, rồi rửa và chà. Sau đó sẽ tuyển nổi để các chất ô nhiễm nổi lên, dính vào bề mặt của các bọt khí và được lấy ra.

Trước đây đất bị nhiễm dioxin thường được xử lý bằng cách xử lý gia nhiệt (ở nhiệt độ trên 850 độ C). Theo cách này chi phí xử lý sẽ cao và đòi hỏi quy trình quản lý khí thải nghiêm ngặt.

Công nghệ rửa chi phí thấp hơn và ít tác động đến môi trường. Sau khi rửa, kết hợp với công nghệ đốt, chi phí làm sạch đất chỉ bằng một nửa so với công nghệ đốt thông thường. Công nghệ này cho phép khử sạch trên 90% dioxin trong đất và khôi phục 70% vùng đất bị nhiễm độc có thể tái sử dụng.

Thử nghiệm công nghệ rửa đất nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa
Các chuyên gia và đại biểu trao đổi về công nghệ rửa đất trong chiều 4/9 tại Hà Nội. (Ảnh: AT).

Hiện Việt Nam có 28 điểm bị nhiễm dioxin, trong đó có các sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát... vốn là các sân bay quân đội Mỹ từng sử dụng trong chiến tranh. Tại sân bay Biên Hòa ước tính có lượng đất ô nhiễm dioxin lớn nhất cả nước, khoảng 850.000 tấn.

Trước đó đã có 13ha đất tại sân bay Đà Nẵng được làm sạch dioxin bằng công nghệ khử hấp thụ nhiệt.

Chính phủ đặt mục tiêu làm sạch các vùng đất ô nhiễm trên toàn quốc từ nay cho đến năm 2030. Hiện Bộ Quốc phòng là đơn vị chủ trì dự án đang trong quá trình lựa chọn công nghệ để làm sạch đất ô nhiễm trong thời gian sớm nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Việt Nam thử nghiệm bảo quản thịt gà 6 tháng vẫn tươi

Việt Nam thử nghiệm bảo quản thịt gà 6 tháng vẫn tươi

Tác động của từ trường kết hợp với đông lạnh nhanh, thịt gà đen sau bảo quản vẫn giữ nguyên màu, độ dai và hàm lượng protein.

Đăng ngày: 31/08/2018
Chuyên gia hướng dẫn cách “hô biến” đậu tương thành siêu phân bón hữu cơ

Chuyên gia hướng dẫn cách “hô biến” đậu tương thành siêu phân bón hữu cơ

Ngoài vai trò là một món ăn, chắc các cư dân thành thị cũng khó có thể ngờ rằng, từ loại hạt này chúng ta còn tạo ra được một trong những loại phân bón hữu cơ cao cấp nhất cho cây trồng.

Đăng ngày: 26/08/2018
Nhà sáng chế miệt vườn và cây kéo cắt tỉa cành cây đa năng

Nhà sáng chế miệt vườn và cây kéo cắt tỉa cành cây đa năng

Hiện nay, sáng chế này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và đang bán rộng rãi trên cả nước, được các nhà vườn rất ưa chuộng.

Đăng ngày: 17/08/2018
Nữ sinh trung học chế

Nữ sinh trung học chế "thuốc" sát khuẩn 3 trong 1 từ dược liệu tự nhiên

Không chỉ sát khuẩn, dung dịch của hai bạn còn có tác dụng cầm máu, làm mờ sẹo và kích thích hình thành da mô mới.

Đăng ngày: 06/08/2018
Giấy chỉ thị nghệ vàng và bắp cải tím nhận biết thực phẩm

Giấy chỉ thị nghệ vàng và bắp cải tím nhận biết thực phẩm "ngậm" hàn the

Bộ kit phát hiện hàn the trong thực phẩm của các bạn học sinh Huế có giá thành rẻ, dễ sử dụng và đặc biệt là "quy trình" sản xuất hết sức đơn giản, ai cũng có thể làm được.

Đăng ngày: 12/07/2018
Màng phủ nano thần kỳ

Màng phủ nano thần kỳ "hô biến" gốm sứ dân dụng thành sản phẩm cao cấp

TS. Lê Quang Tiến Dũng và các cộng sự Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã chế tạo thành công màng mỏng nano TiO2 phủ trên các vật liệu gốm sứ dân dụng như chén, bát, cốc, gạch men...

Đăng ngày: 05/07/2018
Lần đầu tiên Việt Nam tạo vật liệu silicon thông minh

Lần đầu tiên Việt Nam tạo vật liệu silicon thông minh

Dùng vật liệu này thay thế cho lớp sơn thông thường, xe hơi bị trầy xước cũng sẽ tự lành khi đi ra ngoài trời nắng nóng.

Đăng ngày: 05/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News