Thử nghiệm mô hình dập tắt bão bằng chiến đấu cơ

Các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu kế hoạch sử dụng máy bay chiến đấu F4 Phantom để “chiến đấu” với các cơn bão lớn, nhằm giảm tối thiếu những thiệt hại thiên tai cho quốc gia này.

Ý tưởng này thuộc về Arkady Leonov, kỹ sư động lực học chất lưu tại ĐH Akron. Theo tính tóan của ông, việc đưa những chiếc máy bay siêu âm vào mắt bão và cho chúng xoay tròn, làm hạn chế sức gió, khiến cơn bão chậm lại.

Thêm vào đó, cho máy bay bay gần mặt nước cũng có thể “cắt đứt” nguồn cung khí nóng, một trong những yếu tố hình thành nên bão. Theo Leonov, nếu kế hoạch này thành công, nó sẽ là một giải pháp dập tắt bão hiệu quả.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bão còn tỏ ra hoàinghi. Hugh Willoughby, một nhà nghiên cứu về bão tại ĐH Quốc tế Florida, các loại sóng xung kích từ âm thanh của máy bay có thể đi xuyên qua cơn bão nhưng khó dập tắt chúng, giống như cố gắng cản gió bằng một chiếc vợt tennis. Ông cũng cho rằng sự chuyển động dữ dội các lực ở trung tâm bão có thể “xé toạc” một chiếc máy bay đang bay với tốc độ “siêu nhanh”. 

Mô hình máy bay chống bão "bóng ma" F4.


Tuy nhiên, Leonov chắc chắn rằng một chiếc máy bay với tốc độ 1.170km mỗi giờ sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì với cơn gió tốc độ 160km mỗi giờ, tuy nhiên ông đề xuất sẽ dùng các phi công robot “lái thế” trong quá trình thử nghiệm.

Wen-Chau Lee, một nhà khoa học đến từ Trung tâm quốc gia về nghiên cứu khí quyển, chỉ ra rằng những thiên tai như động đất, là cách để hành tinh của chúng ta “thải” năng lượng từ nơi này đến nơi khác trên trái đất. “Nếu chúng ta định giới hạn hay “xóa sổ” một cơn bão, vậy trái đất giải phóng nguồn năng lượng bị dồn nén ở đâu?”, ông Lee nói.

Năm 2005, cơn bão Katrina và Rita khiến 1.300 người chết và năm 2008 chứng kiến con số nạn nhân kỷ lục của hàng loạt cơn bão liên tiếp đổ bộ vào nước Mỹ. Đó là lý do Leonov hy vọng ý tưởng của mình sẽ được các nhà chức trách ủng hộ trong cuộc thảo luận thực hiện vào cuối năm 2009.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News