Thủ phạm khiến chúng ta nhiễm giun, chấy là... người La Mã cổ đại

Người La Mã cổ đã góp phần khiến nguy cơ mắc các loại ký sinh trùng như giun, chấy tăng đáng kể.

Người La Mã cổ vốn được xem là những người tiên phong trong việc đưa công nghệ vệ sinh đến châu Âu từ hơn 2000 năm trước.

Họ là người đã nghĩ ra nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm công cộng, hệ thống thoát nước cho thành phố, ống dẫn nước uống, phương pháp đun sôi nước trước khi uống... và thậm chí cả những đạo luật nhằm giữ cho thành phố không ngập tràn trong rác thải.


Hệ thống thoát nước của người La Mã cổ.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Sở Khảo cổ học và nhân học thuộc ĐH Cambridge đã phát hiện ra, số lượng các loại ký sinh trùng đường ruột như giun tròn, giun tóc, hay khuẩn Entamoeba gây kiết lỵ... không những không giảm, mà còn tăng lên so với Thời kỳ đồ sắt (Iron Age).

Cụ thể, tiến sĩ Piers Mitchell từ ĐH Cambridge xét nghiệm, phân tích các bằng chứng về ký sinh trùng trong các khu vệ sinh cổ xưa, nghĩa trang, phân hóa thạch, trên lược và quần áo của người La Mã cổ, rồi so sánh với các bằng chứng từ thời kỳ xa hơn.


Bằng chứng về trứng giun tròn trong phân của người La Mã cổ.

Kết quả cho thấy không chỉ tỉ lệ ký sinh trùng đường ruột của người La Mã cao hơn mà ngay cả loài ký sinh như chấy và bọ chét cũng nhiều hơn so với những bộ tộc vốn nổi tiếng "lười tắm" như người Viking hoặc con người thời Trung cổ.

Tiến sĩ Mitchell cho biết các nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra rằng nhà vệ sinh, uống nước sạch... tất cả giúp cho nguy cơ nhiễm ký sinh trùng giảm đi. Vì thế, cần phải đặt dấu hỏi cho việc tỉ lệ nhiễm giun, chấy tăng lên trong thời kỳ này.


Hệ thống vệ sinh công cộng.

Tiến sĩ Michell nghĩ đến 2 khả năng. Đầu tiên đó là hệ thống nhà tắm công cộng. Tại đó, nước không thường xuyên được thay, dẫn đến việc lây nhiễm chéo các vi khuẩn, ký sinh trùng trong quá trình tắm.

Và khả năng tiếp theo đó là việc người La Mã cổ sử dụng phân người để bón cây, có thể do đạo luật dọn sạch phân trong thành phố. Đây là cách rất tốt giúp cho đất trở nên màu mỡ, nhưng cũng góp phần làm lan truyền trứng giun, sán trong đất.

Chính vì thế, Michell cho rằng những cải tiến về vệ sinh cá nhân thời La Mã không giúp cải thiện sức khỏe của người dân, mà chỉ giúp họ... đỡ bốc mùi hơn mà thôi.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Parasitology.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển

Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.

Đăng ngày: 05/01/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 02/01/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 29/12/2024
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News