Thủ phạm không ngờ gây ô nhiễm không khí đáng sợ ở Trung Quốc

Dù chỉ chiếm 7% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn cầu, song Trung Quốc lại sử dụng hơn 1/3 lượng phân bón nitơ của thế giới. Việc lạm dụng phân bón nitơ đang trở thành tác nhân gây ô nhiễm trầm trọng không chỉ đất nông nghiệp mà còn nguồn nước và không khí ở Trung Quốc.

Lạm dụng phân bón nitơ gây ô nhiễm không khí nặng nề ở Trung Quốc

Giới chức Trung Quốc nhiều năm nay đau đầu vì vấn nạn ô nhiễm. Theo số liệu thống kê gần đây, mỗi năm Trung Quốc có hơn 1 triệu ca tử vong do ô nhiễm môi trường. Bắc Kinh có tiếng là một trong những thành phố ô nhiễm bậc nhất trên thế giới. Kết quả này có lẽ không quá bất ngờ khi nhìn vào cỗ máy kinh tế công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc.


Một cặp đôi đeo khẩu trang kín mít để tránh hít phải không khí ô nhiễm trong ngày Bắc Kinh phát "báo động đỏ" về ô nhiễm ngày 8/12.

Tuy nhiên, điều đáng nói là, có một tác nhân nguy hiểm gây ô nhiễm đáng kể lại đến từ lĩnh vực không ngờ: Nông nghiệp.

Theo Business Insider, phân bón nitơ được sử dụng rộng rãi trên khắp các cánh đồng ở Trung Quốc là một "thủ phạm" đáng gờm đang làm trầm trọng tình trạng ô nhiễm đất, nước và không khí ở nước này.

Trung Quốc chỉ sở hữu 7% tổng diện tích đất nông nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, nước này lại sử dụng tới 35% lượng phân bón nitơ toàn cầu. Lúa gạo là lương thực chính ở Trung Quốc. Lúa cần phân bón nitơ để phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều loại phân bón này đang gây ra những hậu quả tai hại về môi trường.

Các tỉnh miền Bắc Trung Quốc được xem là vựa lúa gạo của nước này. Tuy nhiên, các loại lúa được trồng trên những cánh đồng rộng lớn ở miền Bắc Trung Quốc lại có đặc tính là khó hấp thụ các chất khoáng chứa nitơ có sẵn trong đất. Do đó, nông dân phải sử dụng phân bón nitơ để lúa phát triển tốt.

Theo Business Insider, lượng nitơ dư thừa trong đất mà cây trồng không thể hấp thụ hết đã tác động tiêu cực đến môi trường, khi có thể đầu độc nguồn nước, làm cá và các sinh vật thủy sinh khác chết hàng loạt, khiến không khí ô nhiễm nghiêm trọng hơn.


Cảnh đồng lúa ở Trung Quốc.

Trung Quốc ngày 8/10 lần đầu tiên phải phát "báo động đỏ" - mức cao nhất trong thang cảnh báo ô nhiễm không khí và khói bụi. Chính quyền Bắc Kinh cảnh báo, thủ đô sẽ chìm trong sương mù nghiêm trọng từ ngày 8 đến 10/12. Theo đó, Bắc Kinh đã tạm đóng cửa các trường học, cấm công trường xây dựng hoạt động và áp dụng hạn chế giao thông trong thời gian này.

Trên thực tế, việc lạm dụng phân bón nitơ trong nông nghiệp đang đầu độc không khí ở Trung Quốc. Khi các oxit nitơ phản ứng trong không khí, tương tác với các chất ô nhiễm công nghiệp, chúng tạo thành màn sương mù dày đặc bao trùm nhiều thành phố Trung Quốc, trong đó bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh. Không những vậy, các oxit nitơ tồn tại trong không khí còn đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.

Tiến sĩ Hanqin Tian cảnh báo, việc sử dụng quá nhiều phân bón nitơ không kích thích sự tăng trưởng của cây trồng mà còn làm tăng lượng khí nitơ phát thải, gây ra tình trạng ấm lên toàn cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News