Thủy điện kích thích động đất nhân tạo

Tích nước làm thủy điện, khai thác dầu khí, khoáng sản mức độ lớn đều có thể là những tác nhân kích thích khiến động đất.

>>> Tiếng nổ trong lòng đất có thể do dung nham núi lửa

Đây là lý giải của các chuyên gia địa chất sau sự cố động đất tại khu vực Bắc Trà My (Quảng Nam). Tại đây, một trận động đất 2,7 độ richter với chấn tiêu ở mức 3km đã xảy ra hôm 17/11 vừa qua và tiếp tục phát ra tiếng nổ lớn trong lòng đất vào ngày 23/11.

Không phải hiện tượng lạ...

Nhận định ban đầu của giới chuyên môn về chuỗi động đất nhỏ xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) trong thời gian qua là do hồ thủy điện Sông Tranh 2 mới tích nước, chưa ổn định.


Sau khi tích nước thủy điện Hòa Bình động đất lớn nhất
là năm 1989 là 3,9 độ Richter. (Ảnh đập thủy điện Hòa Bình).

Lý giải hiện tượng này, GS Cao Đình Triều, Hội Khoa học kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam, chuyên gia Viện Vật lý địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hướng đến khả năng thủy điện Sông Tranh 2 đã tích nước trong hồ chứa làm cho mạch nước thẩm thấu vào đới đứt gãy. Việc tích nước này lại gặp vào đúng dịp đới đứt gãy hoạt động làm phá vỡ áp suất trong đất, đá đã kích thích hoạt động động đất xảy ra.

Giới chuyên môn cũng cho rằng, đây không phải là hiện tượng lạ hay bất thường. Đơn giản như đối với công trình thủy điện và thủy lợi, các dạng hư hỏng chủ yếu đối với đập ngăn nước (đối với đập đất là nứt nẻ bề mặt hoặc trượt mái; với bê tông trọng lực là gãy trụ đỡ cầu giao thông hoặc trụ van cung; với đập là gãy vòm; với cầu máng là gãy trụ hoặc máng dẫn…). Theo GS Triều, điều này cũng lý giải cho tầm quan trọng của đập thủy điện, thủy lợi cũng như hậu quả to lớn của việc các đập ngăn nước bị vỡ.

Trước đó, động đất kích thích do xây dựng hồ chứa ở Tây bắc Việt Nam cũng được Viện Vật lý địa cầu quan sát thấy sau khi tích nước thủy điện Hòa Bình. Song động đất quan sát thấy lớn nhất là năm 1989 là 3,9 độ Richter. Ông Triều khẳng định: “Việc chặn nước có thể gây kích thích xảy ra động đất, động đất có thể xảy ra sớm hơn dự kiến song nó không nguy hiểm. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu nếu xảy ra cùng thời điểm hoạt động của đới đứt gãy mạnh cộng với việc chặn dòng nước sẽ nguy hiểm hơn”.

Khai thác dầu khí, nước ngầm quá mức

Không riêng gì tích nước hồ chứa làm thủy điện, các nhà địa chất cũng cảnh báo việc khai thác dầu khí, nước ngầm hay khoáng sản với mức độ lớn làm thay đổi trạng thái của vỏ trái đất gây ra động đất kích thích. Mức độ lớn ở đây được nghĩ tới như việc khai thác khoáng sản tại mỏ than Quảng Ninh hoặc các khu khai thác hút dầu lớn…


Theo dõi động đất tại Viện Vật lý địa cầu (Ảnh: Như Ý)

Hiện tượng nổ trong lòng đất, gây động đất tại Quảng Nam khiến nhiều người bày tỏ lo ngại khi tình trạng khai thác nước ngầm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhắc tới trong nhiều nghiên cứu trước đó có liên quan đến sụt lún mặt đất. Tại xảy ra nhiều nơi thuộc Hà Nội như Thành Công là 41,42mm/năm, Ngô Sỹ Liên 31,52mm/năm, Pháp Vân 22,16 mm/năm… Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Đản nguyên Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất Thủy văn, Địa chất công trình cho hay, việc khai thác nước ngầm như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh hiện nay chỉ gây ra hiện tượng sụt lún bề mặt đất chứ không gây ra tác động làm động đất. GS.TS Cao Đình Triều cũng cùng quan điểm này.

Trở lại hiện tượng động đất ở Quảng Nam, các nhà khoa học cũng cảnh báo hiện tượng tai biến nứt và trượt lở đất ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, cần tập hợp các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn vào cuộc nghiên cứu nhằm giúp người dân chủ động phòng tránh khi có bất trắc xảy ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News