Thuật ngữ khí tượng làm Trump hiểu sai về siêu bão Harvey
Dòng chia sẻ trên mạng xã hội của Trump gây hiểu lầm lũ lụt sau siêu bão Harvey "500 năm mới có một lần" nhưng thực tế không phải vậy.
Sau khi bão Harvey đổ bộ vào Texas, tổng thống Mỹ Donald Trump đăng dòng tweet nói siêu bão mang "lũ lụt 500 năm mới có một lần" tới Houston và bày tỏ sự ủng hộ đối với những nỗ lực cứu trợ hôm 27/8, theo New York Times. Cách diễn đạt của Trump gây hiểu lầm thảm họa thiên tai này chưa từng xuất hiện trong khu vực suốt 5 thế kỷ. Nhưng một số nơi thuộc Houston từng trải qua lũ lụt ở quy mô tương tự vào năm ngoái. Năm 2001, bão nhiệt đới Allison cũng gây ngập lụt lớn cho toàn khu vực.
Đường phố Houston, Texas, ngập lụt nặng nề do siêu bão. (Ảnh: The Feed).
Bão Harvey có thể có sức phá hủy lớn hơn và các nhà chức trách cũng nhấn mạnh đây là trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử bang. Các thuật ngữ như "lũ lụt 500 năm" (500-year flood) và "lũ lụt 100 năm" (100-year flood) được sử dụng bởi các quan chức chính phủ và chuyên viên thống kê sử dụng như một cách nói tắt, nhưng đó là những thuật ngữ dùng sai dễ gây hiểm lầm cho công chúng, theo Sandra Knight, kỹ sư nghiên cứu cấp cao ở Đại học Maryland, một cựu nhân viên ở Cơ quan Quản trị Khẩn cấp Liên bang (FEMA).
Các thuật ngữ trên chỉ khả năng xảy ra lũ lụt chứ không phải dự đoán thời gian có lũ. Lũ lụt 500 năm có 1/500 tức 0,2% khả năng xảy ra trong năm. Nói cách khác, lũ loại này có ít khả năng xảy ra dựa theo dữ liệu lịch sử. Trong khi đó, lũ lụt 100 năm có 1/100 hay 1% khả năng xảy ra, có nghĩa đây là loại lũ sẽ xuất hiện ở một khu vực hàng năm.
Bản đồ khu vực lũ của Houston do FEMA lập ra. Bản đồ chỉ ra các khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi lũ lụt 500 năm và lũ lụt 100 năm.
Bản đồ các khu vực lũ của Houston. (Ảnh: FEMA).
Tại Houston, những yếu tố như đô thị hóa nhanh trong vài thập kỷ qua tác động tới khối lượng nước lũ và nơi xảy ra. Biến đổi khí hậu cũng sẽ tăng cường khả năng xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của những sự kiện thời tiết cực đoan trong tương lai.
Những cơn bão có sức phá hủy lớn như Harvey vẫn tương đối hiếm. "Nhưng khả năng xảy ra của chúng đang tăng lên đáng kể do biến đổi khí hậu. Sự kiện lũ lụt 500 năm sẽ trở thành sự kiện 100 năm", Kevin Trenberth, nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia ở Boulder, Colorado, cho biết.
Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ chưa chính thức xếp lũ lụt do bão Harvey gây ra vào loại lũ lụt 500 năm. Tuy nhiên, chắc chắn lũ lụt kiểu này có thể tái xuất hiện trước năm 2517.
Mưa lớn do bão Harvey gây lụt lịch sử ở Houston. (Video: New York Times).
Siêu bão Harvey mạnh cấp 4 đổ bộ Texas cuối ngày 25/8, gây ra mưa lớn và gió mạnh, phá hủy nhiều nhà cửa và gây lụt nghiêm trọng. Bão đã làm ít nhất 5 người chết. Đài truyền hình Houston cho hay nước lũ cuốn trôi xe tải làm chết đuối gia đình 6 người.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?
Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?
