Thực hư mức lương chỉ ngang... thực tập sinh của các phi hành gia tại NASA
Phi hành gia có lẽ là ước mơ của nhiều cậu nhóc, cô nhóc khi còn bé. Tuy nhiên, những đãi ngộ của nghề phi hành gia lại không cao như những gì mà chúng ta tưởng tượng.
Theo Phó Tổng giám đốc của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos, ngày nay, mức lương của các phi hành gia đến từ Mỹ hoặc châu Âu gần như gấp đôi thu nhập của phi hành gia người Nga.
Mức lương của các phi hành gia Nga rơi vào khoảng 3925 USD/tháng.
Cụ thể, các phi hành gia NASA nhận được trung bình khoảng 8.000 - 9.000 USD/tháng và các phi hành gia từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu là 7.000 - 8.000 USD/tháng.
Mức lương trung bình của các phi hành gia tiềm năng người Nga sau khi tăng sẽ rơi vào khoảng 300.000 rúp/tháng (3.935 USD) và hơn 500.000 rúp (6.558 USD) đối với các phi hành gia có kinh nghiệm.
Phó Tổng giám đốc Maxim Ovchinnikov cho biết: "Tổng thống Nga đã thông báo về việc tăng lương. Điều này đặc biệt áp dụng cho các ứng viên du hành vũ trụ khi mức lương của họ sẽ cao hơn 70%, xấp xỉ 300.000 rúp/tháng. Đối với những người đã thực hiện chuyến bay, mức tăng sẽ đạt 50%, lên chút trung bình hơn 500.000 rúp".
Để so sánh, một thống kê đầu năm 2019 của Glassdoor (website đánh giá và phản hồi về môi trường làm việc công ty) cho thấy tiền lương trung bình của một thực tập sinh Facebook có thể lên tới 8000 USD/tháng, tức ngang với mức cao nhất mà một nhà phi hành gia vũ trụ nhận được.
Tuy nhiên công bằng mà nói, mức lương dẫu chỉ là thực tập sinh tại Facebook cũng luôn được coi là cao bậc nhất trên thế giới theo ghi nhận ở mọi quốc gia, và gấp nhiều lần so với bậc lương thông thường tại các ngành nghề khác.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
