Thực tế khó hiểu trong thí nghiệm phá vỏ trứng tắc kè
Mặc dù vỏ trứng đã vỡ, con tắc kè vẫn cuộn tròn cơ thể giống tư thế lúc chưa nở, khiến nhà khoa học và người nuôi nó không hiểu nổi vì sao.
Bí ẩn trong thí nghiệm phá vỏ trứng tắc kè
National Geographic hôm 19/6 đưa tin Nick Henn, chủ sở hữu cửa hàng bán bò sát tại bang Pennsylvania, Mỹ tự tay dùng kìm cắt vỏ trứng tắc kè và chụp ảnh một con tắc kè da báo sơ sinh. Ông cho rằng nó sẽ thức giấc và duỗi thẳng thân, tuy nhiên con tắc kè vẫn cuộn tròn người như thể ngỡ rằng vẫn nằm trong trứng.
Con tắc kè hoa da báo sơ sinh vẫn cuộn tròn dù đã nở. (Ảnh: NG)
Nick Henn thích lai tạo và nuôi tắc kè, đặc biệt là tắc kè hoa da báo nguồn gốc Madagascar. Vỏ trứng và da của tắc kè hoa da báo màu tương tự nhau. Sau 7-8 tháng trong trứng, tắc kè non sẽ dùng răng trên rạch lớp màng bên trong.
Quá trình đó "giống như một vận động viên bơi lội cởi bỏ bộ đồ ẩm ướt," Robin Andrews, một nhà sinh vật học, mô tả.
Sau đó chúng tự làm vỡ phần vỏ trứng gần đầu để đầu dễ di chuyển hơn. Quá trình này có thể mất đến cả ngày. Tắc kè hoa da báo phải tự mình xoay xở, nếu không thể phá vỡ lớp vỏ này, chúng sẽ chết.
Con tắc kè hoa da báo của Henn mới chỉ thành công một nửa trong quá trình tự phá vỡ vỏ trứng. Rất may Henn đã can thiệp kịp thời. Tuy nhiên vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng tại sao nó vẫn trong tư thể ngủ cuộn tròn.
Một giải thích cho rằng do ánh sáng không đủ mạnh. Theo kinh nghiệm của Henn, tắc kè bị giữ trong vỏ trứng lâu và khi được tiếp xúc với ánh sáng, "chúng thức dậy và biết đó là thời khắc bắt đầu đầy hứng khởi".
Tắc kè hoa rất thích tắm nắng và nhạy cảm với ánh sáng. Chúng phụ thuộc vào mặt trời để làm ấm cơ thể cũng như thiết lập đồng hồ sinh học. Các loài bò sát thường cảm nhận ánh sáng thông qua một bộ phận trên đầu.
"Nó giống như một chiếc cửa sổ riêng, giúp tắc kè cảm nhận được thời gian và các chu kỳ ánh sáng trong ngày," Brett Baldwin, giám đốc vườn thú San Diego cho biết.
Nhìn chung, ấp trứng tắc kè hoa trong điều kiện nuôi nhốt rất "khó khăn và phức tạp," Baldwin nói thêm. Các "em bé" đang phát triển rất nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi nhỏ nhiệt độ và độ ẩm nào. Trong tự nhiên, tắc kè hoa nở trong hang dưới lòng đất tối tăm.
Sự thiếu hụt ánh sáng thậm chí có thể cản trở chúng tự phá lớp vỏ của mình, Andrew giải thích. Đó cũng là một thực tế của tự nhiên, nhiều sinh vật đẻ hàng loạt trứng để duy trì nòi giống vì chỉ một tỷ lệ nhỏ cá thể có thể tồn tại. Tắc kè hoa nhỏ luôn là một miếng mồi ngon cho những loài ăn thịt. Còn với con tắc kè hoa da báo này, nó đang sống khỏe mạnh sau những thử thách đầu tiên trong đời.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam
Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.
