Thuốc lá giúp chim đuổi những kẻ ăn bám
Số lượng bét và các loại côn trùng ký sinh khác trong tổ chim giảm mạnh nhờ những sợi thuốc lá.
Một số loài chim ở thành phố thường tha điếu thuốc lá về tổ. Đối với nhiều người, đây là một hành vi kỳ lạ, song họ không thể giải thích nguyên nhân khiến thuốc lá xuất hiện trong tổ chim.
Nông dân phun thuốc trừ sâu chứa nicotine để xua đuổi côn trùng trên một số loại cây lương thực. Để xem liệu đầu lọc thuốc lá, thứ cũng chứa nicotine, gây nên tác động tương tự trong tổ chim hay không, Constantino Macias Garcia, một nhà nghiên cứu của Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, và các đồng nghiệp lắp các điện trở trong 55 tổ của chim sẻ, họ chim khá phổ biến ở các vùng đô thị. Do điện trở tỏa ra nhiệt, bét và nhiều côn trùng ký sinh khác đã xâm nhập các tổ chim. Nhóm nghiên cứu đặt những sợi thuốc lá từ những điếu thuốc lá nguyên vẹn hoặc đã bị hút để xem phản ứng của côn trùng.
Chim sẻ tại các thành phố thường tha thuốc lá về tổ.
Kết quả quan sát cho thấy, số lượng sợi cellulose trong những điếu thuốc lá đã bị hút trong tổ chim càng lớn thì số lượng côn trùng ký sinh càng nhỏ. Cụ thể, số lượng ký sinh trùng trong những tổ chứa sợi cellulose từ những điếu thuốc đã bị hút chỉ bằng 60% so với những tổ chứa sợi cellulose từ điếu thuốc còn nguyên vẹn, Newscientist đưa tin.
“Điều đó cho thấy chất nicotine và các hóa chất khác đã xua đuổi côn trùng ký sinh, bởi các hóa chất trong thuốc lá chỉ được giải phóng khi con người hút chúng”, nhóm nghiên cứu kết luận.
Nhưng Macias Garcia cho rằng, rất có thể chim dùng sợi thuốc lá vào mục đích khác, và xua đuổi côn trùng chỉ là một tác dụng bất ngờ.
“Có lẽ chúng dùng sợi cellulose từ điếu thuốc lá để làm tăng nhiệt độ trong tổ thay cho lông và cỏ khô”, ông nói.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.
