Thuốc trừ sâu thế hệ mới thân thiện với loài ong

Các nhà khoa học vừa tìm ra công thức tạo ra thuốc trừ sâu có chọn lọc, chỉ tiêu diệt các loài sâu gây hại mà không làm ảnh hưởng đến các loài côn trùng có ích như ong.

Ong và những loài thụ phấn khác rất cần cho ¾ mùa vụ trên thế giới, tuy nhiên chúng đang bị suy giảm nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây do sự phá hủy môi trường sống, dịch bệnh và việc dùng thuốc trừ sâu không kiểm soát.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu hiện đang là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi. Theo Hiệp hội Nông dân Quốc gia Anh, thuốc trừ sâu là một thành phần quan trọng của nông nghiệp hiện đại. Họ cho rằng, đây là một yếu tố cần thiết để sản xuất ra "thực phẩm lành mạnh, giá cả phải chăng".

Thuốc trừ sâu thế hệ mới thân thiện với loài ong
Trong tương lai sẽ có các loại thuốc trừ sâu "chọn lọc", không gây hại cho loài ong.

Tuy nhiên, các nhà khoa học mới đây phát hiện dư lượng nhỏ neonicotinoid, một loại thuốc trừ sâu phổ biến, trong 75% mẫu mật ong trên thế giới. Neonicotinoids là thuốc trừ sâu có hiệu quả cao, và được coi là thân thiện với môi trường hơn các loại thuốc trừ sâu cũ vì độc tính thấp đối với con người. Việc mật ong bị phát hiện chứa nhiều thuốc trừ sâu một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo về việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên phạm vi toàn cầu.

Ông Michael Gove, Bộ trưởng Môi trường Anh, gần đây đã tuyên bố rằng Anh sẽ ủng hộ một lệnh cấm các loại thuốc trừ sâu tổng hợp có thể làm tổn thương ong. Điều này cho thấy sự cấp bách phải tìm ra các biện pháp thay thế cho các loại thuốc trừ sâu đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Trong một bài nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Kỷ yếu của Học viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, một nhóm các nhà khoa học thuộc trường ĐH Michigan đã khảo sát sự đề kháng tự nhiên của ong nghệ và ong mật đối với một số loại thuốc trừ sâu. Mục đích của nghiên cứu là nhằm tạo ra các loại thuốc trừ sâu có chọn lọc. Loại thuốc mới chỉ nhắm vào sâu bệnh và hoàn toàn thân thiện với loài ong cũng như các loài côn trùng thụ phấn khác.

Những con ong rất nhạy cảm với hầu hết các thuốc trừ sâu nhóm pyrethroid. Tuy nhiên, loài ong lại có khả năng đề kháng tự nhiên đối với một loại thuốc trừ sâu pyrethroid có tên gọi là tau-fluvalinate nhờ một loại amino axit trong cơ thể chúng.

Thuốc trừ sâu thế hệ mới thân thiện với loài ong
Những con ong rất nhạy cảm với hầu hết các thuốc trừ sâu nhóm pyrethroid.

Tau-fluvalinate được sử dụng để kiểm soát dịch hại trong nông nghiệp và được kỳ vọng sẽ trở thành loại thuốc trừ sâu an toàn với loài ong trong tương lai.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các phân tử có trong tế bào của ong hay còn được gọi là các kênh dẫn muối (sodium channel), có khả năng chống lại tác động của tau-fluvalinate.

Giáo sư Ke Dong, nhà nghiên cứu độc tố côn trùng thuộc Đại học Michigan - thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Đây là lần đầu tiên, chúng tôi chỉ ra những đặc tính độc đáo trong các kênh dẫn muối của ong nghệ. Điều này mở ra khả năng tạo ra các hóa chất mới nhằm vào sâu bệnh mà vẫn an toàn đối với loài ong".

Tiến sĩ Christopher Connolly, nhà nghiên cứu thần kinh học thuộc Đại học Dundee, người không tham gia nghiên cứu, cho rằng: "Đây là một bài báo khá thú vị. Tuy nhiên, điều này không ngụ ý rằng thuốc diệt côn trùng đó an toàn để sử dụng trong môi trường của chúng ta, vì nhiều loài côn trùng có lợi khác có thể bị tổn thương".

Thuốc trừ sâu thế hệ mới thân thiện với loài ong
Loại thuốc mới chỉ nhắm vào sâu bệnh và hoàn toàn thân thiện với loài ong cũng như các loài côn trùng thụ phấn khác.

Các côn trùng khác cũng cung cấp các hoạt động có giá trị trong môi trường. Ví dụ, các loài ruồi, cũng là những loài thụ phấn quan trọng, và chúng có thể sẽ không được bảo vệ khỏi các chất diệt côn trùng chọn lọc.

Tiến sĩ Andrew Jones, nhà sinh vật học thuộc Đại học Oxford Brookes, người không tham gia nghiên cứu, cho biết: "Theo tôi, nếu neonicotinoid thực sự làm giảm quần thể ong thì các loại thuốc trừ sâu nhắm mục tiêu có chọn lọc vào các loài không phải ong có thể giúp đảo ngược điều này”.

“Cho dù chúng ta có thích hay không, chúng ta cần các biện pháp để bảo vệ cây trồng, và ở thời điểm này, đó là thuốc trừ sâu. Tôi chắc chắn, trong tương lai sẽ có những bài kiểm tra nghiêm ngặt hơn đối với các loại thuốc trừ sâu thế hệ mới để đảm bảo rằng chúng thân thiện với loài ong”, Tiến sĩ Jones nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Vi khuẩn lam có thể cấp điện cho thiết bị điện tử nhỏ

Vi khuẩn lam có thể cấp điện cho thiết bị điện tử nhỏ

Các nhà khoa học ở Cao đẳng Hoàng gia London và Đại học Cambridge đã công bố nghiên cứu về loại pin quang điện sinh học trên tạp chí Nature Communications.

Đăng ngày: 05/12/2017
Sâu bướm giả kiến đánh lừa trí tuệ nhân tạo

Sâu bướm giả kiến đánh lừa trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) của iNaturalist, website chia sẻ và lưu trữ hình ảnh thiên nhiên, nhầm lẫn sâu bướm Homodes bracteigutta là một loài kiến, Newsweekhôm 1/12 đưa tin.

Đăng ngày: 04/12/2017

"Khối cầu" dương xỉ khô héo hồi sinh khi gặp nước

Darryl Cheng, sống tại Toronto, Canada, đăng lên mạng video time-lapse ghi lại quá trình dương xỉ selaginella lepidophylla hút nước và bung nở khiến người xem thích thú.

Đăng ngày: 02/12/2017
Sâu bướm Puss: Sát thủ

Sâu bướm Puss: Sát thủ "kịch độc" ẩn mình trong vẻ ngoài dễ thương

Năm ngoái, một cậu bé 7 tuổi từ bang Mississippi (Mỹ) đã bị đốt bởi một trong những con bướm này, và đã nhanh chóng được đưa đến bệnh viện.

Đăng ngày: 01/12/2017
Nhện độc Katipo - một trong những loài nhện độc nhất thế giới

Nhện độc Katipo - một trong những loài nhện độc nhất thế giới

Latrodectus katipo (thường được gọi ngắn là katipo) là một loài nhện nguy cấp có nguồn gốc từ New Zealand.

Đăng ngày: 01/12/2017
Không chỉ ở Việt Nam mà hoa sữa còn là loài hoa mâu thuẫn nổi tiếng xuyên lục địa

Không chỉ ở Việt Nam mà hoa sữa còn là loài hoa mâu thuẫn nổi tiếng xuyên lục địa

Hoa sữa - loài hoa biểu tượng của mùa thu Hà Nội, giờ đây đang là cơn ác mộng đối với rất nhiều người dân của thủ đô.

Đăng ngày: 30/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News