Thụy Điển giúp Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu
Nâng cao sức đề kháng, khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu của Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, góp phần đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển thông qua tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững sinh kế cộng đồng là mục tiêu của dự án được triển khai tại Nam Định ngày 5/8.
Dự án do Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Điển (SIDA) hỗ trợ, Trường Đại học Stockholm, Trung tâm bảo tồn và phát triển cộng đồng (MCD), Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng... phối hợp thực hiện tại huyện Giao Thủy từ nay đến 30/9/2013.
Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. (Ảnh: Tintucvina)
Theo bà Nguyễn Thu Huệ, Giám đốc MCD Việt Nam, tới năm 2013, cộng đồng và các bên liên quan ở Nam Định được tăng cường kiến thức, năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy phạm thực hành tốt quản lý tài nguyên biển và phát triển sinh kế lồng ghép biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu được xây dựng, áp dụng cho Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng, kết nối với xây dựng chính sách phát triển về quản lý tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam...
Trong gần 3 năm triển khai, dự án tập trung thực hiện các nhóm hoạt động như nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao kiến thức; quản lý tài nguyên vùng ven biển; phát triển sinh kế bền vững; xây dựng mạng lưới và tác động chính sách.
Dự án đặc biệt chú trọng việc phối hợp với chuyên gia Thụy Điển xây dựng khung đánh giá rủi ro hệ sinh thái; các lớp tập huấn về phương pháp đánh giá rủi ro; triển khai 6 chiến dịch nâng cao nhận thức cho 3.000-4.000 người trong Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng; tổ chức tham vấn kỹ thuật, đối thoại cộng đồng, hội thảo về quản lý tài nguyên lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu...
Đại học Stockholm cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện 1 luận án tiến sỹ chuyên sâu về điểm dự án tại Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng, 3 đợt học tập của nghiên cứu sinh đến Thụy Điển...

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
