Thụy Điển tìm ra cách ngăn ngừa 100% tình trạng nhiễm trùng ở bệnh viện

Nhờ tích hợp các hạt nano graphene vào các bề mặt dụng cụ y tế bằng nhựa, các nhà khoa học Thụy Điển đã có thể ngăn ngừa nhiễm trùng khi tiêu diệt được 99,99% vi khuẩn bám vào các bề mặt này giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh nhiễm trùng và khắc phục tình trạng nhiễm trùng bệnh viện sau khi cấy ghép các thiết bị y tế.

Theo Eurek Alert, các nhà khoa học ở Đại học công nghệ Chalmers (Thụy Điển) đã phát triển các hạt nano graphene tích hợp vào các bề mặt y tế bằng nhựa có thể ngăn ngừa nhiễm trùng khi tiêu diệt 99,99% vi khuẩn bám vào các bề mặt này. Đây là một cách rẻ tiền và hiệu quả để đối phó với các bệnh nhiễm trùng và khắc phục tình trạng nhiễm trùng bệnh viện sau khi cấy ghép các thiết bị y tế. Được biết, vi khuẩn từ chất lỏng sinh học như máu có thể sống trên các thiết bị cấy ghép. Sau khi ở trên một bề mặt thích hợp như thiết bị cấy ghép, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nảy nở và hình thành màng sinh học ổn định.

Thụy Điển tìm ra cách ngăn ngừa 100% tình trạng nhiễm trùng ở bệnh viện
Các hạt nano graphene tích hợp vào các bề mặt y tế bằng nhựa có thể ngăn ngừa nhiễm trùng - (Ảnh: Đại học công nghệ Chalmers).

Các công trình nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các mảnh graphene thẳng đứng được đặt trên bề mặt của mô cấy ghép có thể tạo thành một lớp phủ bảo vệ với các gai nhọn. Vi khuẩn không thể gắn vào nó. Mảnh graphene phá hủy màng tế bào, tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, sản xuất mảnh graphene rất tốn kém. Công nghệ mới giúp giảm đáng kể chi phí.

Các nhà khoa học Thụy Điển đã đạt được một hiệu ứng tương tự khi chỉ sử dụng các vật liệu nano than chì rẻ tiền với một loại polymer. Các hạt nano ngăn chặn sự phát triển của nhiễm trùng, trong khi không gây tổn thương các tế bào khỏe mạnh của người, mặc dù các tế bào đó lớn hơn vi khuẩn khoảng 25 lần. Nhưng ở đây, vai trò chính thuộc về sự định hướng và phân phối chính xác của các hạt nano than chì. Chúng phải được sắp xếp rất chính xác để đạt được hiệu quả tối đa.

Theo thống kế của Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDC), mỗi năm, hơn 4 triệu người ở châu Âu bị ảnh hưởng bởi các bệnh nhiễm trùng mắc phải trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Nhiều ca trong số này là các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển xung quanh các thiết bị y tế và cấy ghép trong cơ thể, chẳng hạn như ống thông, chân giả và khớp gối hoặc cấy ghép nha khoa. Trong trường hợp xấu nhất, cấy ghép cần phải được loại bỏ.

Nhiễm vi khuẩn như thế này có thể gây ra đau đớn cho bệnh nhân và tăng chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tốn thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, một lượng lớn kháng sinh hiện đang được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng như vậy, tốn nhiều tiền hơn và đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Israel phát triển kính áp tròng cho người bị mù màu

Israel phát triển kính áp tròng cho người bị mù màu

Theo Optics Letters, các nhà khoa học ở Đại học Tel Aviv (Israel) đã phát triển loại kính áp tròng độc đáo cho những người bị mù màu, cụ thể là những trường hợp mắc tật phân biệt kém màu lục (deuteranomaly).

Đăng ngày: 27/03/2020
Hệ thống giúp học lái máy bay trong 30 phút

Hệ thống giúp học lái máy bay trong 30 phút

Hãng công nghệ vận tải Skyryse đã giới thiệu hệ thống huấn luyện lái máy bay cho mọi người chỉ trong 30 phút.

Đăng ngày: 26/03/2020
Pin thể rắn sẽ thay thế pin Lithium-ion

Pin thể rắn sẽ thay thế pin Lithium-ion

Pin thể rắn, có dung lượng cao hơn 60% và giảm nguy cơ cháy nổ so với Lithium-ion. - Sohoa

Đăng ngày: 22/03/2020
Bề mặt lấy cảm hứng từ lá cây giúp ngăn sương giá

Bề mặt lấy cảm hứng từ lá cây giúp ngăn sương giá

Bằng cách điều chỉnh kết cấu bề mặt, các nhà khoa học có thể giảm 60 - 80% khả năng hình thành băng và sương giá trên mọi vật liệu.

Đăng ngày: 17/03/2020
Sử dụng sóng và ánh sáng, các nhà khoa học thực hiện truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 100Gb/s

Sử dụng sóng và ánh sáng, các nhà khoa học thực hiện truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 100Gb/s

Các nhà nghiên cứu đã có các bước đi đột phá trong việc điều khiển tia laser tầng lượng tử terahertz, nhằm có thể dịch chuyển một lượng lớn dữ liệu với tốc độ 100 gigabit/giây - gấp 1000 lần mạng 100 megabit thông thường.

Đăng ngày: 12/03/2020
Các nhà khoa học phát triển thành công loại pin lithium không bao giờ phát nổ dù có quá nhiệt

Các nhà khoa học phát triển thành công loại pin lithium không bao giờ phát nổ dù có quá nhiệt

Loại pin lithium này có thể hoạt động ngay cả ở nhiệt độ cao mà không bị phát nổ. Đây chắc chắn là một thành tựu ấn tượng và rất quan trọng để ứng dụng trên smartphone hay xe điện.

Đăng ngày: 12/03/2020
Úc sản xuất loại pin “thích” nhiệt và không bao giờ phát nổ

Úc sản xuất loại pin “thích” nhiệt và không bao giờ phát nổ

Một đại học của Úc vừa chế tạo nguyên mẫu pin kim loại lithium khá thú vị, ngược hẳn với pin lithium ngày nay.

Đăng ngày: 10/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News