Thụy Điển tính dời cả thành phố vì nguy cơ sụt đất
Trước nguy cơ đổ sụp xuống mỏ quặng bên dưới, chính quyền thành phố Kiruna ở Thụy Điển lên phương án di chuyển toàn bộ cơ sở hạ tầng và dân cư tới vị trí mới.
Theo Science Alert, những cư dân ở thành phố Kiruna, Thụy Điển, đang phải đương đầu với nền đất sụt nhanh bên dưới chân do một mỏ sắt trong vùng. Chính quyền địa phương lên kế hoạch di dời cả thành phố và toàn bộ cư dân về phía đông cách địa điểm hiện nay 3,2km.
Một phần thiết kế của thành phố Kiruna ở địa điểm mới. (Ảnh: White Architectures).
Các chuyên gia ước tính phần lớn công trình ở Kiruna sẽ sụp xuống mỏ sắt đang mở rộng dưới mặt đất vào năm 2050, do đó kế hoạch di dời dân cư đang diễn ra và dự kiến hoàn thành năm 2040.
Do nằm gần Vòng Bắc Cực, Kiruna rất tối và lạnh vào phần lớn thời gian trong năm, khiến việc xây dựng cơ sở hạ tầng trở nên khó khăn hơn. Thành phố trải rộng trên một khu vực lớn, nhưng có dân số thấp. Nơi đây đủ lớn để chứa hết mọi người còn sống trên thế giới nếu đứng sát nhau.
Theo kế hoạch di dời, tất cả cửa hàng, cơ quan và nhà cửa đều được chuyển đi. Một số tòa nhà quan trọng sẽ được dời đi từng phần, hoặc dùng cần trục để nhấc toàn bộ. Nhưng đối với hầu hết các trường hợp, những tòa nhà sẽ bị phá bỏ và xây lại.
Mỏ sắt bên dưới thành phố do công ty Luossavaara-Kiirunavaara AB (LKAB) của chính phủ vận hành. Mỗi khi quặng sắt được chuyển lên khỏi lòng đất, mặt đất lại tiếp tục lún xuống. LKAB cũng là đơn vị phụ trách chi phí di dời thành phố.
Địa điểm di chuyển thành phố Kiruna cách vị trí hiện nay 3,2km về phía đông. (Ảnh: White Architectures).
Di chuyển vị trí thành phố Kiruna cũng là một cơ hội để cải thiện thiết kế và quy hoạch. Trong khi khu vực đô thị hiện tại trải rộng với thiết kế có phần lộn xộn, thành phố mới sẽ có mật độ dân cư dày hơn, tận dụng phong cảnh tự nhiên tươi đẹp của môi trường vùng cực, đồng thời sở hữu nhiều tòa nhà và đường phố hơn.
"Để di dời thành phố thành công, chúng ta cần đảm bảo dự án giúp củng cố những mối quan hệ kinh tế xã hội hiện tại và tạo ra thêm nhiều mối quan hệ mới trong suốt quá trình thực hiện. Cuộc sống ở thành phố cần được cân nhắc để tạo không gian cho sự phát triển thịnh vượng và bền vững", kiến trúc sư Asa Bjerndell chia sẻ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
