Thủy tinh thông minh
Các nhà khoa học Nga phát minh loại thủy tinh "thông minh" có khả năng đổi màu sắc và độ trong suốt. Loại thủy tinh này có thể bật tắt như bóng đèn trong phòng.
>>> Quy trình nhào nặn nên thủy tinh
Thủy tinh với đặc tính thay đổi, có tên thủy tinh thông minh, được làm từ các tinh thể lỏng. Những tấm kính tự tối đã được sử dụng trong thiết kế vách ngăn văn phòng. Chỉ cần bấm nút là phòng họp hoặc góc làm việc được… đổi màu khi chủ nhân muốn có “góc riêng tư”.
Ảnh: RIA Novosti
Bí mật của khả năng này nằm ở hợp chất hữu cơ đặc biệt đặt giữa hai tấm kính, là phần làm kính đổi màu. Kính có trạng thái trong suốt nếu không được cung cấp luồng điện. Nhưng chỉ cần nhấn công tắc bật là lớp kính ép bình thường sẽ chuyển sang màu xanh thẫm và trở nên tối đục. Khi điện tắt, kính mất màu và trở về trạng thái trong suốt thông thường.
Các nhà khoa học Nga cho rằng, kính thông minh của họ sẽ rẻ hơn 10 lần các sản phẩm của đối tác nước ngoài, thậm chí sẽ cạnh tranh với cả các loại rèm kéo.
Một hãng hàng không của Mỹ đã dùng loại kính này làm kính cửa sổ máy bay thay cho loại rèm kéo thông thường. Các nhà sản xuất xe hơi áp dụng kính thông minh cho gương hậu, giúp bảo vệ mắt trước những ánh đèn pha chói sáng. Tuy nhiên, các sản phẩm trên đều có giá thành cao. Một mét vuông kính thông minh trị giá khoảng 700 USD, nên các nhà khoa học Nga muốn điều chỉnh yếu tố giá.
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Moscow, ông Alexei Khokhlov, nói ưu thế kính thông minh của Nga là được chế tạo dựa trên các hợp chất phân tử hữu cơ. Đây phương pháp công nghệ cao hơn và rẻ hơn.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
