Tiêm hormone hạnh phúc cho bò giúp tạo sữa ngon và bổ hơn
Những con bò nuôi trong thời đại hiện nay luôn phải chịu áp lực lớn trong việc đáp ứng đủ sản lượng sữa cho con người.
Một trong những lý do chính khiến chúng ta uống sữa là vì canxi - nguyên tố này sẽ giúp cho xương và răng của bạn trở nên chắc khỏe, cơ bắp khỏe mạnh hơn (kể cả cơ tim) và kích thích máu lưu thông.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học tại Đại học Wisconsin-Madison đã phát hiện ra một phương pháp có thể làm tăng nồng độ canxi trong sữa bằng cách cho những con bò lấy sữa tiêm thường xuyên hormone serotonin. Hormone này được cho là có khả năng tạo ra cảm giác hạnh phúc.
Nếu bạn nghĩ rằng cuộc sống của một con bò sữa khá vui vẻ và nhàn hạ, chỉ cần thơ thẩn gặm cỏ xanh mướt dưới bầu trời mát mẻ trong lành thì chắc hẳn là bạn đã sai lầm.
Những con bò được nuôi trong môi trường chăn thả tự nhiên. (Nguồn ảnh: Reuter).
Sự gia tăng với tốc độ chóng mặt của các xí nghiệp chăn nuôi, sữa hiện nay là một hoạt động sản xuất phi tự nhiên nhất. Các trang trại bò sữa hiện đại nhồi nhét đến hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn con bò. Mỗi con được lai giống sao cho có thể tạo ra được lượng sữa trung bình nhiều gấp 6 đến 7 lần so với những con bò thuộc thế kỉ trước. Những con bò bị làm cho có thai liên tục để sản xuất sữa. Và sau khoảng 3 đến 4 năm, khi sản lượng sữa của chúng bị sụt giảm, thì chúng sẽ bị bán lại, giết thịt để làm món hamburger..
Chính cách thức nuôi dưỡng như vậy đã khiến cho bò sữa bị mắc nhiều vấn đề khác nhau. Khoảng 5-10% bò sữa Mỹ bị mắc chứng nồng độ calci thấp, hay còn được gọi là hạ calci máu. Chứng bệnh này gây ra các vấn đề tiêu hóa ở bò, làm giảm khả năng chống lại bệnh tật và khả năng sinh sản. Từ đó khiến chúng sản xuất sữa ít hơn.
Laura Hernandez, giáo sư sinh học dẫn đầu chương trình nghiên cứu và nhóm của bà đã tiến hành thử nghiệm trên 24 con bò lai giữa giống Jersey và Holstein. Sau khi điều trị bằng serotonin, những con bò bắt đầu tạo ra lượng sữa có nồng độ canxi cao hơn đáng kể.
Sau khi điều trị bằng serotonin, những con bò bắt đầu tạo ra lượng sữa có nồng độ canxi cao hơn đáng kể.
Vào thời điểm trước, nông dân và các nhà khoa học đã cố gắng bằng những phương pháp khác để cải thiện tâm trạng của bò, bao gồm việc cho chúng nghe những loại nhạc thư giãn và thậm chí là đọc thơ. Những phương pháp này đều cho thấy rằng lượng sữa đã tăng lên đáng kể vì đã làm giảm được căng thẳng ở bò. Tuy nhiên, chất lượng của sữa vẫn không mấy cải thiện.
Phương pháp sử dụng serotonin để điều trị lại mang đến kết quả ngược lại. Mặc dù nó làm cho sữa có nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng lại không ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng sữa của bò.
Serotonin chủ yếu được tìm thấy trong đường tiêu hóa và hệ thống thần kinh trung ương. Khoảng 80% tổng số serotonin của cơ thể con người nằm trong ruột, được sử dụng để điều chỉnh chuyển động ruột, 20% còn lại được tổng hợp trong tế bào thần kinh trung ương, nơi nó có nhiều chức năng khác nhau: điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ và một số chức năng thuộc về nhận thức. Serotonin bị suy giảm dẫn đến việc cảm thấy buồn chán, giảm sự ham muốn, giảm quan tâm hoặc dễ dàng cáu giận, gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc. |

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
