Tiền thưởng cao nhất về khoa học gấp 270 lần lương cơ sở
Mức tiền thưởng cao nhất cho tác giả nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ sẽ tương đương 270 lần lương tháng cơ sở.
Đó là quy định tại nghị định về giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ vừa được Chính phủ ban hành.
Đối với tác giả được tặng Giải thưởng Nhà nước, số tiền thưởng được nhận tương đương 170 lần mức lương cơ sở tại thời điểm quyết định tặng giải thưởng.
Chủ tịch nước trao thưởng cho các tác giải đạt giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước về khoa học công nghệ năm 2010. (Ảnh: H.Hà)
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ là những phần thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, được trao 5 năm một lần nhằm ghi nhận, tôn vinh các nhà khoa học, tác giả công trình khoa học công nghệ xuất sắc, có giá trị cao về cuộc sống.
Năm 2010, mức thưởng cho các tác giả có công trình, cụm công trình được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ là 200 triệu đồng, còn tác giả đạt giải thưởng Nhà nước là 120 triệu.
Về điều kiện và tiêu chuẩn, riêng các công trình khoa học và công nghệ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh phải là những công trình được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất 3 năm hoặc công trình được ứng dụng đổi mới sáng tạo có hiệu quả ít nhất một năm tính đến thời điểm tổ chức xét tặng.
Công trình xét tặng phải đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học; có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân; ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế lớn, đóng góp đặc biệt quan trọng cho việc dự báo xu hướng tương lai, hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm chuyển biến nhận thức của xã hội, nâng cao dân trí.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
