Tiếng hót của chim canh gác

Quân nhân làm nhiệm vụ canh gác lãnh thổ của địch giữ liên lạc rađiô thường xuyên với các đồng sự để chắc chắn rằng mọi việc vẫn bình thường và an toàn tác chiến. Nghiên cứu mới của tiến sĩ Andy Radford thuộc trường Khoa học sinh vật cho thấy đây cũng là một đặc trưng ở thế giới loài chim.

Chim hét cao cẳng lông đen trắng là loài chim nhỏ sống thành đàn từ 3-15 con ở sa mạc Kalahari, châu Phi. Chúng sử dụng 95% thời gian săn mồi trên mặt đất, tìm kiếm con mồi dưới cát. Ngược lại, chúng bị săn đuổi bởi các loài chim ăn thịt, động vật có vú, và rắn.

Cộng đồng chim hét cao cẳng trong diện nghiên cứu được tập cho quen với sự có mặt của con người, một điều cần thiết để có thể quan sát và ghi âm chúng ở khoảng cách chỉ vài fit. Điều này cho phép Radford xác định số lần săn mồi thành công của từng cá thể bằng cách ghi lại tỉ lệ con mồi bị bắt. Thêm vào đó, chim hét cao cẳng được huấn luyện để nhảy lên một cái cân. Từ đó có thể xác định cân nặng của chúng nhiều lần trong một ngày, cơ sở để đi tới ước lượng chính xác và đều đặn về tình trạng của những con chim này.

Khoảng 30% thời gian, nhóm săn mồi có một lính gác đậu trên cao, tích cực dò tìm động vật săn mồi khác. Lính gác báo cho những con khác biết sự có mặt của nó bằng tín hiệu âm thanh, thường được gọi là “tiếng hót chim canh gác”. Vì chim hét cao cẳng thường tìm con mồi trong các hốc, chúng không thể xác định sự có mặt của con chim làm nhiệm vụ gác bằng mắt mà không dừng việc săn mồi; tiếng hót của chim canh gác cho phép chúng tối đa hóa thời gian săn mồi.

Chim hét cao cẳng lông đen trắng đang canh gác. (Ảnh: www.monkeyboy.ws)


Bằng cách bật các đoạn ghi âm khác nhau cho những con chim, Radford nhận thấy chúng kiếm được nhiều thức ăn hơn đáp lại tiếng hót của chim canh gác. Một lý do là những kẻ kiếm ăn này dùng ít thời gian chú ý đến các loài săn mồi khác, vì vậy có nhiều thời gian tìm kiếm thức ăn hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có thay đổi hành vi theo 3 cách quan trọng. Đầu tiên, bằng cách phân tán trên diện rộng, cá thể trong đàn ít gặp phải khu vực thức ăn đã được thành viên khác khai thác. Thứ hai, trên diện tích rộng hơn, chúng có nhiều lựa chọn về thức ăn hơn và vì vậy có thể tìm được những khu vực thức ăn có chất lượng tốt hơn. Thứ ba, vì từng cá thể không phải ngước lên thường xuyên, thời gian săn mồi có thể diễn ra lâu hơn và ít bị ngắt quãng, điều này rất có lợi khi đuổi theo những con mồi di động.

Chọn lọc tự nhiên cho thấy rằng cá thể nên hành động một cách ích kỷ. Tuy nhiên từ kết quả này, có thể thấy tiếng hót của chim canh gác thể hiện hành vi cộng tác. Sự có mặt của con chim canh gác làm tăng tỉ lệ sống sót của những con cùng đàn, từ đó dẫn đến kích thước đàn lớn hơn, đồng thời cải thiện cơ hội sống sót khi bị tấn công hoặc khả năng đẩy lùi đối thủ khỏi lãnh thổ của đàn. Ngược lại, những chú chim canh gác cũng có lợi khi tỉ lệ săn mồi thành công của các con cùng bầy tăng.

Thêm vào đó, thành viên của một đàn có quan hệ gần gũi vì vậy có chung một lượng gen lớn, các con chim canh gác thu lợi về mặt sinh sản từ tỉ lệ sống sót được nâng cao. Điều tiếp theo cần kiểm tra đó là liệu các con chim canh gác có khác nhau về độ tin cậy. Do vậy đã đến lúc khởi hành tới sa mạc Kalahari trong vài tuần để nghiên cứu.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Chuyện yêu đương của vị chúa rừng xanh

Chuyện yêu đương của vị chúa rừng xanh

Như muôn loài, "yêu" cũng là cách để hổ duy trì nòi giống. Thế nhưng, cách yêu của vị chúa tể rừng xanh này cũng thật độc đáo.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News