Tiếng ồn của tàu làm cá voi “đau đầu”
Tiếng vo ve phát ra từ động cơ của những con tàu thương mại dọc theo các tuyến đường biển không chỉ làm thay đổi hành vi của cá voi mà còn ảnh hưởng đến các loài động vật có vú khổng lồ khác dưới nước. Tiếng ồn ảnh hưởng đến bộ não của chúng gây căng thẳng và khó chịu, một nghiên cứu mới cho biết.
>>> Cá voi hoa bị mắc cạn hàng loạt tại New Zealand
Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện đầu tiên bắt nguồn từ cuộc tấn công tòa tháp đôi ở New York, Mỹ vào 11/09/2001, một sự kiện tưởng như không ảnh hưởng gì đến đời sống của động vật dưới nước. Họ giải thích thảm họa đã làm giao thông hàng hải giảm đột ngột và tác động đến mức độ ô nhiễm âm thanh dưới biển.
Trong 50 năm qua, tiếng ồn do tàu quân sự, tàu chở hàng hay thiết bị thăm dò dầu khí với mức decibel (đơn vị tính áp suất và cường độ âm thanh) cao đang tăng dần về cường độ và phạm vi.
Loại cá voi tấm sừng hàm liên lạc nhau ở bước sóng tần số thấp từ 20Hz đến 200Hz. Một số loài khác thích nghi bằng cách phát ra tín hiệu âm thanh to hơn và thường xuyên hơn.
Mùa hè trước sự kiện 9/11, chuyên gia Rolland Rosalind tại hồ cá New England Aquarium, Boston đã tiến hành nghiên cứu trên cá voi đầu bò ở Bắc Đại Tây Dương. Ông nuôi và theo dõi một số cá con ở vịn Fundy, Canada.
Từ 2001 đến 2005, các nhà khoa học đã sử dụng những con chó nghiệp vụ để tìm phân cá voi, trôi nổi trên mặt nước. Họ thu thập các mẫu trong khoảng thời gian 6 tuần trong một năm.
Các nhà khoa học phát hiện hoóc môn liên quan đến hóa chất glucocorticoids, phản ánh mức độ căng thẳng có thể thay đổi trong một ngày, vài ngày hoặc thậm chí vài giờ.
Khi mức độ tiếng ồn dưới nước giảm, các nhà nghiên cứu nhận ra đây là một cơ hội để điều tra xem: "Liệu ô nhiễm âm thanh có phải là nguyên nhân gây ra căng thẳng cho cá voi đầu bò không"?
Họ thấy rằng những thay đổi trong nồng độ hoóc môn phù hợp với tình trạng giao thông hàng hải giảm đột ngột trong khu vực.
"Chúng tôi cho rằng giảm lưu lượng tàu là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến số lượng cá voi", theo nghiên cứu được xuất bản trên Proceeding of the Royal Society B.
Glucocorticoid được tiết ra khi loài vật gặp khủng hoảng do sự xâm lược của kẻ thù hoặc nạn đói, khô cạn nước. Ban đầu hoóc môn này nhanh chóng giúp động vật đối phó bằng cách sử dụng năng lượng dự trữ. Nhưng nếu hoóc môn này ở mức cao liên tục do căng thẳng trong thời gian dài, nó sẽ gây hại, dẫn đến chậm phát triển, suy yếu hệ thống miễn dịch và ảnh hưởng đến khả năng tái sản xuất ở hệ thống này.
Các nghiên cứu động vật trên cạn cho thấy căng thẳng mãn tính có thể do tiếng ồn từ xe trượt tuyết hay do các phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra.
Cá voi đầu bò Bắc Đại Tây Dương sinh sống và phát triển gần bờ nên chúng đang cực kỳ nguy cấp. Chúng bị đe dọa bởi các vụ va chạm tàu hay vướng mắc phải công cụ đánh cá, hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với các loài thú biển lớn.
"Ô nhiễm âm thanh do con người gây ra không rõ ràng. Nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy hậu quả tiêu cực của nó đối với sự phát triển số lượng cá voi ở vùng ven biển", các chuyên gia kết luận.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.
