Tiết kiệm hơn 500 triệu đồng trong Giờ trái đất
Trong 60 phút tắt đèn của chiến dịch Giờ Trái đất 2013, công suất của hệ thống điện giảm được 401MW, điện năng tiết kiệm được tương ứng với 576 triệu đồng.
Sự kiện chính của chiến dịch Giờ trái đất 2013 diễn ra tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, trước Nhà hát lớn Hà Nội từ 20h30 ngày 23/3. Hàng nghìn người ở các thành phố Hà Nội, TP HCM, Hội An... tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất.
Giờ trái đất không chỉ góp phần tiết kiệm một phần sản lượng điện
tiêu thụ mà còn nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm
Theo thống kê từ Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia, trong 1 giờ tắt đèn của chiến dịch Giờ Trái đất 2013, công suất của hệ thống điện giảm được 401MW, điện năng tiết kiệm được là 401.000kWh, tương ứng với 576 triệu đồng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, Giờ trái đất không chỉ góp phần tiết kiệm một phần sản lượng điện tiêu thụ mà còn nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của người dân, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường.
Giờ trái đất là chiến dịch toàn cầu do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) khởi xướng. Sáng kiến này kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp trên toàn thế giới tắt điện một tiếng đồng hồ vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Đây là lần thứ năm, Việt Nam tham gia chiến dịch Giờ trái đất. Kể từ năm nay sự kiện diễn ra đồng loạt vào ngày thứ 7 trước tuần cuối cùng của tháng 3 hàng năm thay vì ngày thứ 7 cuối cùng như trước đây.
Năm 2009, lần đầu tiên tham gia Giờ Trái đất, Việt Nam tiết kiệm được 140.000kWh; năm 2010 tiết kiệm được 500.000kWh; năm 2011 tiết kiệm được 400.000kWh; năm 2012 tiết kiệm được 546.000kWh.
Ban tổ chức dự tính, cả chiến dịch Giờ Trái đất năm nay giúp tiết kiệm hơn 1 tỷ đồng, tăng so với mức 712 triệu đồng của năm ngoái.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
