Tiết lộ các phát hiện mới ở thành phố La Mã cổ đại - Pompeii

Gần 2.000 năm sau khi Pompeii bị chôn vùi trong tro bụi và đất đá từ vụ phun trào núi lửa Vesuvius năm 79 SCN, thành phố cổ đại này tiếp tục tiết lộ các báu vật bị giấu kín từ lâu của mình.

Theo tờ The Nation, các nhà khảo cổ học đã tiết lộ những phát hiện mới nhất của họ tại ngôi nhà của một người đàn ông giàu có sinh sống ở thành phố La Mã cổ đại.

Một trong những phát hiện nổi bật nhất là ở Casa di Giove (Nhà của thần Jupiter), gồm các bức bích họa, các lọ đất nung được bảo quản tốt và dấu vết của cuộc sống hàng ngày được bảo tồn qua vụ phun trào thảm khốc nhất lịch sử.

Những dấu vết hỏa hoạn được tìm thấy trong một ngôi nhà gần kề đã làm đen bức tường bích họa.


Núi lửa Vesuvius phun trào năm 79 SCN đã chôn vùi các thành phố Pompeii.

Ngôi nhà này được trang trí theo phong cách La Mã ban đầu, bắt nguồn từ một bức hình nhỏ khắc họa thần Jupiter tìm thấy trên một miếu thờ đặt ở vườn.

Ngôi nhà có một sân trong ở trung tâm, vây quanh là các phòng được trang trí bằng cẩm thạch giả sơn màu đỏ, vàng, và xanh lá cây.

Ngôi nhà của thần Jupiter được khai quật một phần vào thế kỉ 18 và thế kỉ 19, nhưng hiện giờ các nhà khảo cổ học đã phát hiện thêm các di tích bích họa và trang trí, giúp chúng ta hiểu được cuộc sống hàng ngày ở thành phố hàng nghìn năm trước đã diễn ra như thế nào.

Họ cũng phát hiện các dinh cơ phản ánh lối kiến trúc của những thời kì sau của lịch sử La Mã. Các nhà khảo cổ học tìm được các đầu sư tử đất nung, tiền xu, đồ trang trí thủy tinh và đá lát mái nhà được khắc các biểu tượng.

Trong vài tháng qua, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện một quảng trường gần đó và cả một dãy nhà có ban công nguyên vẹn cũng bị chôn vùi trong vụ phun trào thảm khốc.

Núi lửa Vesuvius phun trào năm 79 SCN, đã chôn vùi các thành phố Pompeii, Oplontis và Stabiae trong tro bụi và đất đá, và thị trấn Herculaneum trong bùn.

Tất cả dân cư thiệt mạng ngay lập tức khi thành phố phía nam Italy bị tấn công bởi dòng nham tầng nóng 500°C.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ

Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Đăng ngày: 01/04/2025
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều chưa biết về khủng long

Những điều chưa biết về khủng long

Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News