Tiểu hành tinh 130m sắp bay sượt qua Trái đất
Thiên thạch lớn gấp 3 - 6 lần tượng Nữ thần Tự do ở New York sẽ đến gần Trái đất vào đúng ngày thu phân 22/9.
Mô phỏng một tiểu hành tinh bay gần Trái đất. (Ảnh: Pixabay).
Tiểu hành tinh 2021 NY1 không đe dọa hành tinh của chúng ta, theo Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, nhưng vẫn nằm trong nhóm Vật thể bay gần Trái đất (NEO) bởi nó bay cách Mặt trời khoảng 193 triệu km. Như vậy, 2021 NY1 sẽ đến tương đối gần Trái đất (1.560.000km), gấp chưa tới 4 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt Trăng.
NASA theo dõi tất cả NEO để đề phòng quỹ đạo của chúng có thể thay đổi trong tương lai, làm tăng nguy cơ va chạm với Trái đất. Việc nghiên cứu đặc điểm của NEO có thể hé lộ thông tin mới về thuở sơ khai của hệ Mặt trời bởi phần lớn tiểu hành tinh là mảnh đá vỡ có nguồn gốc từ thời kỳ đó.
Tiểu hành tinh 2021 NY1 có đường kính khoảng 130 - 300m, gấp 3 - 6 lần tượng Nữ thần Tự do, theo cơ sở dữ liệu NEO của NASA. Vật thể đang bay trong không gian ở tốc độ khoảng 33.800km/h, nhanh gấp 27 lần vận tốc âm thanh.
NASA cho biết hiện nay có hơn 18.000 tiểu hành tinh nằm gần Trái đất. Những vật thể bay gần Trái đất là tiểu hành tinh và sao chổi chịu ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của các hành tinh gần đó, khiến chúng bay về phía Trái đất. Với cấu tạo chủ yếu từ nước băng trộn lẫn hạt bụi, phần lớn sao chổi có nguồn gốc từ hệ sao lạnh khác trong khi tiểu hành tinh thường đến từ bên trong hệ Mặt trời, ở khu vực nằm giữa quỹ đạo sao Hỏa và sao Mộc. Tiểu hành tinh bay sát Trái đất nhất là 2020 QG, từng bay cách Ấn Độ Dương 2.950 km hôm 16/8/2020. Chưa có tiểu hành tinh nào bay gần hơn mà không bốc cháy trong khí quyển hoặc đâm xuống bề mặt Trái đất.
- Tìm thấy chất cực hiếm sau khi cắt bê tông của một nhà máy điện hạt nhân bỏ hoang ở Nhật Bản
- Không phải tìm đâu xa, chim cánh cụt có lẽ chính là sinh vật hành tinh khác đến Trái đất?
- Hiện tượng nuôi dưỡng sự sống Trái đất xuất hiện ở hành tinh khác?