Hiện tượng nuôi dưỡng sự sống Trái đất xuất hiện ở hành tinh khác?

Những hình ảnh có độ phân giải cao từ tàu Mars Reconnaissance Orbiter của NASA đã cung cấp bằng chứng bất ngờ về hoạt động địa chất cổ xưa trên hành tinh đỏ hàng xóm của chúng ta.

Hiện tượng nuôi dưỡng sự sống Trái đất xuất hiện ở hành tinh khác?
Arabia Terra của sao Hỏa được bao phủ bởi trầm tích chứa tro núi lửa cổ đại - (Ảnh: NASA)

Bằng chứng rõ ràng về hoạt động địa chất trong Hệ Mặt trời chỉ mới được phát hiện ở 2 thiên thể là Trái đất và mặt trăng Io của sao Mộc. Yếu tố này, ở tầm vóc lớn như sự di chuyển của đất đai (kiến tạo mảng) hay nhỏ hơn như núi lửa hay động đất được cho là một trong những yếu tố góp phần giúp hành tinh đó sống được, giúp ổn định và cân bằng khí hậu, kích thích những phản ứng tạo ra sự sống, kích thích sự tiến hóa của sinh vật.

Phát hiện mới của NASA cho thấy khắp một vùng phía Bắc hành tinh, gọi là Arabia Terra, sở hữu những lớp trầm tích 4 tỉ năm tuổi có thành phần khoáng chất phù hợp với... tro núi lửa. Tức sao Hỏa cổ đại từng có hoạt động núi lửa giống như Trái đất.

Theo Sci-News, NASA ước tính có tận 1.000-2.000 vụ phun trào riêng lẻ trong vòng 500 triệu năm trong lịch sử sao Hỏa cổ đại.

Tiến sĩ Patrick Whelley từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA và các cộng sự cho biết: "Một số miệng núi lửa lớn và sâu ở phía Tây Arabia Terra được cho là những núi lửa bùng nổ, một loại núi lửa có thể tạo ra siêu phun trào".

Điều kiện tự nhiên tại khu vực cũng giúp các lớp tro núi lửa không bị gió và nước làm xáo trộn, mà xếp ngay ngắn thành từng lớp giống như mới phun trào hôm qua.

Để tạo ra núi lửa siêu phun trào, hành tinh đó cần có một nguồn năng lượng nội tại đủ lớn để làm tan chảy đá sâu. Điều đó cho thấy sao Hỏa có lẽ không "chết" như chúng ta tưởng, hoặc ít ra từng là một hành tinh sống động hơn ngày nay.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Geophysical Research Letters.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hành tinh cổ đại có thể khiến từ trường Trái Đất đảo ngược

Hành tinh cổ đại có thể khiến từ trường Trái Đất đảo ngược

Mảnh vỡ của hành tinh cổ đại Theia ở sâu trong lòng Trái Đất có thể làm từ trường đảo chiều trong thời gian dài.

Đăng ngày: 19/09/2021
Phi hành gia Trung Quốc làm gì trong 90 ngày trên vũ trụ?

Phi hành gia Trung Quốc làm gì trong 90 ngày trên vũ trụ?

Các phi hành gia hoàn thành hai chuyến đi bộ không gian, thực hiện nhiều thí nghiệm và rèn luyện thân thể thường xuyên trong ba tháng.

Đăng ngày: 19/09/2021
Các phi hành gia Trung Quốc trở về Trái đất an toàn

Các phi hành gia Trung Quốc trở về Trái đất an toàn

Ngày 17/9, các phi hành gia Trung Quốc đã trở về Trái Đất an toàn sau 3 tháng sống và làm việc trên quỹ đạo.

Đăng ngày: 18/09/2021
NASA thử nghiệm vật liệu bằng súng hơi bắn đạn 3.300km/h

NASA thử nghiệm vật liệu bằng súng hơi bắn đạn 3.300km/h

Súng hơi và đá Mặt Trăng giả được NASA sử dụng để đánh giá vật liệu dùng cho nơi ở và bộ đồ của phi hành gia trong tương lai.

Đăng ngày: 17/09/2021
Vật thể lạ tấn công sao Mộc gây ra tia sáng quan sát được từ Trái đất

Vật thể lạ tấn công sao Mộc gây ra tia sáng quan sát được từ Trái đất

Đây là khoảnh khắc ấn tượng mà các nhà thiên văn nghiệp dư nhìn thấy một vật thể bí ẩn đâm vào sao Mộc.

Đăng ngày: 17/09/2021
SpaceX lần đầu tiên đưa 4 phi hành gia không chuyên lên vũ trụ

SpaceX lần đầu tiên đưa 4 phi hành gia không chuyên lên vũ trụ

Tàu vũ trụ của Tập đoàn SpaceX (Mỹ) vừa rời bệ phóng để đưa những hành khách tư nhân đầu tiên lên vũ trụ mà không có phi hành gia chuyên nghiệp đi cùng.

Đăng ngày: 16/09/2021

"Mắt quỷ" lọt vào kính thiên văn Trái đất, tiến hóa thành quái vật vũ trụ

Các hình ảnh tổng hợp từ Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA đã tiết lộ bản chất kép của ngôi sao khổng lồ AG Carinae, trông như một con mắt quỷ nhìn từ vũ trụ.

Đăng ngày: 15/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News