Các nhà khoa học sốc khi phát hiện hành vi ghê rợn của loài bướm
Bướm được cho là những sinh vật nhỏ vô tội nhưng mới đây, các nhà khoa học phát hiện những con bướm đực xé sâu bướm và uống sống chúng ở Indonesia.
Trang Live Science cho biết đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận hành vi ghê rợn của loài bướm.
Trong quá trình quan sát, các nhà khoa học do chuyên gia Yi-Kai Tea, Trường ĐH Sydney (Úc), dẫn đầu đã phát hiện ra "mặt tối" của những con bướm đực trưởng thành ở tỉnh Bắc Sulawesi - Indonesia. Chúng sử dụng móng vuốt nhỏ ở chân để "xé sâu bướm và hút chất lỏng rỉ ra trong vòng nhiều giờ", cho dù sâu bướm còn sống hay đã chết.
Bướm đực hút chất lỏng từ sâu bướm còn sống và đã chết. (Ảnh: Live Science).
Theo nghiên cứu, sâu bướm ăn thực vật độc hại và tiết ra hóa chất để bảo vệ bản thân. Hóa chất này là trở ngại đối với các loài vật săn mồi như chim và cũng được tìm thấy trên cánh bướm. Đáng chú ý, hoá chất đó giúp bướm đực tạo ra pheromone giao phối như một "món quà tán tỉnh" thu hút bướm cái.
Trước đây, đã có báo cáo rằng bướm đực "ăn xác côn trùng chứa hoá chất" nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện chúng "làm thịt" cả sâu bướm. Các nhà khoa học ghi nhận hành vi ghê rợn này lần đầu tiên vào năm 2019 và đặt tên nó bằng thuật ngữ "Kleptopharmacophagy".
Sau khi một con sâu bướm bị "xé" bởi bướm đực, mùi hương từ vết thương có thể thu hút những con bướm đực khác và khuyến khích chúng mở rộng vết rách để hút chất lỏng.
Chuyên gia Yi-Kai Tea nói rằng vẫn còn nhiều câu hỏi cần giải đáp, chẳng hạn hoá chất nào thu hút những con bướm đực tìm đến sâu bướm và những con bướm đực ở các nơi khác trên thế giới có cùng hành vi như vậy hay không.
Bản nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ecology vào ngày 8-9. Chuyên gia Yi-Kai Tea cho biết nó có thể giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu hành vi của loài bướm trong tương lai.

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...
