"Tiểu hành tinh khủng long" tạo siêu sóng thần cao 1,5km

Trái đất đã hứng chịu thảm họa sóng thần toàn cầu sau cú va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub – "sát thủ" làm tuyệt chủng khủng long.

Nhà nghiên cứu Molly Range, chuyên gia về khoa học trái đất và môi trường từ Đại học Michigan (Mỹ) và các cộng sự đã tìm ra bằng chứng để tái hiện lại thảm họa gây tuyệt chủng Cretaceous-Paleogene, chính là sự kiện khiến khủng long biến mất khỏi Trái đất.

Tiểu hành tinh khủng long tạo siêu sóng thần cao 1,5km
Tiểu hành tinh khổng lồ đã gây ra nhiều loại thảm họa chồng chéo lên Trái đất, dẫn đến đại tuyệt chủng - (ảnh: SHUTTERSTOCK)

Các nghiên cứu trước đó đã tìm ra dấu vết của tiểu hành tinh Chicxulub, một vật thể không gian lớn tới 10km đã lao vào trái đất vào cuối kỷ Phấn trắng, tức khoảng 65 triệu năm về trước. Tiểu hành tinh này để lại hố Chicxulub rộng tới 180km, nằm ở vùng ven bờ bán đảo Yucatan của Mexico, một nửa dưới nước, một nửa trên bờ.

Vụ va chạm giải phóng năng lượng tương đương 1 nghìn tỉ tấn thuốc nổ TNT này đã làm thay đổi môi trường trái đất vĩnh viễn. Nhưng theo nghiên cứu mới này, còn một thảm họa tiếp diễn chưa được biết tới mà nguyên nhân chính là độ sâu khoảng 1,5km của hố Chicxulub khi mới xảy ra va chạm.

Sau vụ nổ rất mạnh, vẫn chưa có nước trong hố. Sau đó, một số lượng lớn nước bắt đầu chảy vào hố cực nhanh và mạnh, để rồi theo lực quán tính, giống như những gì xảy ra khi người ta đổ nước quá nhanh vào một cái tô lòng sâu, làn sóng nước vọt lên trở lại. Với kích thước, độ sâu của hố và lượng nước kinh hoàng từ đại dương, một siêu sóng thần hủy diệt cao đến 1,5km đã được tạo ra.

Các dữ liệu cho thấy siêu sóng thần này đã quét qua toàn cầu và góp phần rất lớn trong đại tuyệt chủng. "Ở Vịnh Mexico, nước di chuyển đến 143km/giờ. Trong 24 giờ đầu tiên, sóng thần lan khỏi Vịnh Mexico, vào Đại Tây Dương, cũng như qua con đường biển Trung Mỹ mà ngày nay không còn tồn tại, tiếp đến là Thái Bình Dương" – nhà nghiên cứu Range cho biết.

Tất nhiên nước không chỉ tràn vào hố và bắn lên một lần. Sau đợt sóng đầu tiên cao 1,5 km đó, hàng loạt con sóng khổng lồ khác, tuy có độ cao kém hơn nhiều nhưng cũng có sức tàn phá ngoài mức tưởng tượng, đã làm rung chuyển các đại dương trên toàn thế giới. Ước tính ở khu vực Nam Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương, vốn rất xa khu vực va chạm của tiểu hành tinh, vẫn phải hứng chịu những đợt sóng thần cao 14m.

Ngoài sóng thần, vụ va chạm cũng kích hoạt các làn sóng năng lượng cực mạnh, bắn vô số đá và bụi nóng vào bầu khí quyển, dẫn đến cháy hàng hoạt và chặn các tia mặt trời chiếu xuống trái đất nhiều năm trời, giết chết vô số động thực vật, bao gồm loài khủng long.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mặt trời sẽ hóa thành quả cầu pha lê khổng lồ?

Mặt trời sẽ hóa thành quả cầu pha lê khổng lồ?

Mặt trời sẽ hóa thành quả cầu pha lê tinh khiết, rực rỡ giữa trời đêm qua ống kính viễn vọng của một nền văn minh ngoài trái đất nào đó 10 tỉ năm sau.

Đăng ngày: 13/01/2019
Kính viễn vọng không gian Hubble gặp sự cố chưa rõ nguyên nhân

Kính viễn vọng không gian Hubble gặp sự cố chưa rõ nguyên nhân

Nhân viên NASA thông báo về tai nạn vừa xảy ra với Kính viễn vọng không gian Hubble - máy ảnh trường rộng WFC 3 ngừng hoạt động.

Đăng ngày: 11/01/2019
Phát hiện thiên thể sáng gấp 600 nghìn tỷ lần Mặt Trời

Phát hiện thiên thể sáng gấp 600 nghìn tỷ lần Mặt Trời

Thiên thể cách Trái Đất 12,8 tỷ năm ánh sáng được đánh giá là sáng nhất từng quan sát được trong thời kỳ đầu của vũ trụ.

Đăng ngày: 11/01/2019
NASA tìm ra

NASA tìm ra "hành tinh mới kỳ lạ" bên ngoài hệ Mặt Trời

Hành tinh kỳ lạ này khá "mát mẻ" và có kích thước nhỏ: hai đặc tính khiến các nhà khoa học cảm thấy kỳ lạ khi phát hiện ra nó bên ngoài hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 10/01/2019
Phát hiện hành tinh lớn gấp hai lần Trái Đất có thể chứa nước

Phát hiện hành tinh lớn gấp hai lần Trái Đất có thể chứa nước

Các nhà thiên văn học vừa cho biết đã khám phá ra một ngoại hành tinh có kích thước gấp 2 lần Trái Đất và đặc biệt có thể chứa nước tồn tại trên bề mặt.

Đăng ngày: 10/01/2019
Trái Đất chụp từ khoảng cách 110 triệu km ngoài vũ trụ

Trái Đất chụp từ khoảng cách 110 triệu km ngoài vũ trụ

Tàu vũ trụ Osiris-Rex của NASA chụp ảnh Trái Đất từ khoảng cách 110 triệu km khi quay quanh thiên thạch Bennu vào đầu năm.

Đăng ngày: 10/01/2019
Đề xuất dùng “Robot đào hầm” truy tìm sự sống trên mặt trăng Europa

Đề xuất dùng “Robot đào hầm” truy tìm sự sống trên mặt trăng Europa

Europa là vệ tinh lớn thứ tư trong số 53 mặt trăng của sao Mộc. Đây là một trong những ứng viên hàng đầu trong Hệ mặt trời có khả năng có sự sống ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 09/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News