Tiểu hành tinh là gì?
Tiểu hành tinh, hành tinh nhỏ là những từ đồng nghĩa để chỉ một nhóm các thiên thể nhỏ trôi nổi trong hệ mặt trời trên quỹ đạo quanh Mặt trời. Tiểu hành tinh là các thiên thể nhỏ hơn hành tinh nhưng lớn hơn thiên thạch và không phải là sao chổi.
Các tiểu hành tinh có kích thước và thành phần vật chất khá khác nhau.
Tiểu hành tinh 433 Eros. (Ảnh: Wikipedia).
Trong hàng sa số tiểu hành tinh được phát hiện thì phần lớn trong đó tập trung ở vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, hầu hết có quỹ đạo lệch tâm thấp (quỹ đạo gần tròn). Vành đai này hiện nay được liệt kê là chứa khoảng 1,1 đến 1,9 triệu tiểu hành tinh lớn hơn 1km, và hàng triệu tiểu hành tinh nhỏ hơn. Người ta cho rằng những tiểu hành tinh này là phần còn lại của đĩa tiền hành tinh và ở khu vực này các planetesimal không thể tăng trưởng thành hành tinh được do lực hấp dẫn lớn của Sao Mộc. Mặc dù có ít tiểu hành tinh Trojan được phát hiện hơn (các tiểu hành tinh nằm trên quỹ đạo của sao Mộc), nhưng người ta cho rằng ở đây cũng có nhiều tiểu hành tinh như ở vành đai chính.
Khối lượng của tất cả các thiên thể trong vành đai tiểu hành tinh chính, nằm ở giữa quỹ đạo Sao Hỏa và Sao Mộc, là vào khoảng 3,0-3,6x10^21 kg, hay bằng khoảng 4 phần trăm khối lượng Mặt Trăng.
Các tiểu hành tinh hầu hết được phân loại dựa trên hai nhân tố: tính chất của quỹ đạo và vạch quang phổ của chúng.
Một tiểu hành tinh mới được phát hiện sẽ được đặt tên tạm thời (ví dụ 2002 AT4). Một khi xác định được quỹ đạo của tiểu hành tinh, nó được đánh số, và có thể được đặt tên (433 Eros). Theo quy tắt sẽ có dấu ngoặc đơn quanh con số, nhưng thông thường người ta bỏ qua dấu ngoặc này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất
Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời
Nếu chế tạo được tàu vũ trụ di chuyển với vận tốc ánh sáng 1.080 triệu km/h, con người có thể khám phá những hành tinh xa xôi trong hệ Mặt Trời chỉ trong phút chốc.
