Tiểu vùng Mê-Công: vùng sinh học quan trọng nhất hành tinh
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF cho biết, gần đây, trung bình mỗi tuần giới khoa học phát hiện thêm 3 loài mới, quý tại Tiểu vùng sông Mê-Công. Giới khoa học phát hiện một loại cây ăn thịt cao 7m, một con cá có răng nanh, và một con ếch kêu như dế, chim chào mào trụi đầu – loài chim biết hót bị hói duy nhất của châu Á, loài cá Sucker có tính thích nghi độc đáo: chúng bơi ngược dòng nước chảy xiết bằng cách dính thân vào các hòn đá.
Theo tài liệu của Hội nghị về Đa dạng Sinh học của Liên hợp quốc (CBD) ở Nagoya, Nhật Bản, các loài mới được tìm thấy khẳng định đây là một trong những vùng sinh học quan trọng nhất trên hành tinh.
Ông Stuart Chapman, Giám đốc chương trình của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Tiểu vùng sông Mê-Công mở rộng cho biết: “Ngày nay, tỉ lệ phát hiện các loài mới thường dao động”. “Mỗi năm, số loài mới được phát hiện tăng lên, và cùng với điều này thì trách nhiệm đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học độc nhất của vùng cũng tăng theo.”
Rết hồng. (Ảnh: WWF)
Báo cáo cho thấy, một mặt các phát hiện này làm nổi bật sự đa dạng sinh học của Tiểu vùng sông Mê-Công mở rộng, đồng thời mặt khác chúng cũng chỉ ra sự mỏng manh về môi trường sống và các loài trong vùng do một số loài đã bị tuyệt chủng.
Các loài đặc sắc mới phát hiện khác bao gồm 5 loài động vật có vú, 2 loài dơi và 3 loài chuột chù, 1 loài rắn Vipe có độc và một loài rắn hoàn toàn mới không có nanh.
Cá có răng nanh. (Ảnh: WWF)
Cách thức những loài sinh vật mới được phát hiện ở Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh phía bắc của Yunnan Trung Quốc cũng kỳ lạ như một số đặc điểm của chúng.
Ông Chapman cho biết: “Đa dạng sinh học không được phân bố đồng đều trên trái đất. Những loài mới này là một lời nhắc nhở kịp thời về đa dạng sinh học tuyệt vời của Tiểu vùng sông Mê-Công mở rộng“. “Do đó, cần phân bổ tài trợ hợp lý hơn để đảm bảo các hệ sinh thái quý giá này được bảo vệ”.
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên sẽ thúc đẩy các cơ hội để Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ cho chương trình xuyên quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê-Công mở rộng, một chương trình thừa nhận vai trò của đa dạng sinh học và các hệ sinh thái khỏe mạnh.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
