Tìm cụ Rùa thứ 2 tại hồ Gươm
Thành viên đội lai dắt cụ Rùa lên cạn dưỡng thương đang khảo sát tìm cụ Rùa thứ hai sau khi phát hiện nhiều vết tăm khá lớn ở mặt hồ.
Ông Nguyễn Ngọc Khôi, tổ trưởng lai dắt Rùa hồ Gươm cho biết, trong cuộc quây bắt rùa hôm qua, các thành viên trong đội thấy xuất hiện vết tăm khá to.
"Sáng nay người của công ty KAT mang lưới lên thuyền đi xung quanh hồ để tìm kiếm xem có cụ rùa thứ 2 hay không. Lực lượng đã thấy tăm của cụ Rùa thứ 2 ở phía Hàng Trống", ông Khôi nói.
Đội quây lưới đi tìm vết tăm của cụ Rùa thứ 2. Ảnh: Dũng Nguyễn.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Vĩnh, thành viên hội đồng chữa trị Rùa hồ Gươm, người theo dõi sát sao quá trình đưa Rùa vào bể chữa thương cũng cho biết, chiều qua, trong khi lực lượng quan sát tìm vết tăm Rùa để tiến hành vây bắt phía đền Ngọc Sơn, thì phía Hàng Trống, đội lai dắt rùa cũng thấy một cụ Rùa nữa to hơn rất nhiều.
"Lúc đó quyết định đưa ra là bắt cụ Rùa nào gần lưới quây nhất, khi đó lưới quây ở phía đền Ngọc Sơn", ông Vĩnh nói.
Ông Khôi cho biết thêm, phải chờ chữa trị vết thương cho cụ Rùa thứ nhất hoàn tất, đội lai dắt sẽ lên kế hoạch tìm và quây bắt và đưa cụ Rùa thứ 2 lên chữa thương.
Tuy nhiên, tiến sỹ Hà Đình Đức lại khẳng định, trong hồ Gươm chỉ có 1 cụ Rùa duy nhất, đang trong bể dưỡng thương ở tháp Rùa.
Về tình hình sức khỏe của cụ Rùa, ông Đức nhận định, cụ Rùa có sức khỏe rất tốt, vết thương trên mai đã liền. Các bác sỹ đang thăm khám, kiểm tra tình hình và đưa ra hướng điều trị.
Dự kiến, sau hai tuần, cụ Rùa sẽ được điều trị xong, sau đó sẽ đưa cụ sang bể lớn gọi là "khu nghỉ dưỡng" sắp hoàn thành phía đường Đinh Tiên Hoàng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
