Tìm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất Ethanol
6 nhà máy nhiên liệu sinh học đã được cấp phép với nhu cầu tiêu thụ mỗi năm khoảng 1,2 triệu tấn sắn lát, trong đó nhà máy ở Quảng Nam đã vận hành. Giới kinh doanh lo ngại sẽ thiếu sắn để sản xuất Ethanol.
Theo đề án phát triển nguyên liệu Ethanol sinh học, đến năm 2015, Việt Nam cần 4,2 triệu tấn sắn lát để sản xuất ra 750 triệu lít Ethanol. Bàn về việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững cho các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học hai ngày trước, nhiều doanh nghiệp kinh doanh ngành hóa dầu cho rằng trong tương lai gần, thị trường tiêu thụ sắn lát sẽ có cạnh tranh khốc liệt và thiếu hụt nguồn nguyên liệu.
Thị trường sắn được dự báo sẽ cạnh tranh khốc liệt trong những năm tới khi có đến 6 nhà máy sản xuất Ethanol hoạt động. (Ảnh: Trí Tín)
Ông Nguyễn Sinh Khang, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam cảnh báo sẽ lập lại "vết xe cũ" ngành mía đường thời vàng son nhiều năm trước, tranh nhau mua nguyên liệu. “Ngay từ bây giờ phải có chính sách phát triển vùng nguyên liệu sắn phù hợp, hoặc hợp tác phát triển vùng nguyên liệu sắn sang Lào, Campuchia”, ông Khang nói.
Đang xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol có công suất 100.000 m3 một năm tại Khu kinh tế Dung Quất, ông Đặng Vĩnh Nghi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung cho biết đang xem xét các phương thức phát triển vùng nguyên liệu sắn.
Chẳng hạn như: góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn cho người trồng sắn. Hợp tác trồng sắn bằng hình thức hỗ trợ vốn, giống, phân bón, bao tiêu sản phẩm khi thu hoạch cho người dân. Riêng đối với khu vực miền núi, có thể đầu tư trọn gói, trả lương cho người dân theo hướng trả lương công nhân nông nghiệp.
Ông Nghi cũng đề xuất với Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam lập Quỹ bảo hiểm rủi ro cho vùng nguyên liệu sắn.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
