Tìm ra "bí mật" khiến ong mật thành ong chúa

Không phải do sinh ra đã có, việc một con ong mật biến thành ong thợ hay ong chúa phụ thuộc vào... thức ăn của chúng.

Trong một bài báo mới đây trên PLOS Genetics, các nhà khoa học đã tìm ra những phân tử trong hỗn hợp thức ăn của ấu trùng ong mật có ảnh hưởng đến sự thay đổi đặc điểm sinh lý của chúng.

Điều này sẽ quyết định đến việc chúng sẽ thành những "nữ hoàng" với tuổi thọ dài lâu mang nhiệm vụ sinh sản hay sẽ thành những "người thợ" mang trên vai trọng trách bảo vệ ấu trùng và tìm kiếm thức ăn.

"Ăn gì bổ nấy"

Từ lâu, các nhà khoa học đã biết được sự khác nhau này không phải do bẩm sinh mà là từ chế độ ăn.

Ấu trùng được nuôi bằng sữa ong chúa - một chất được tiết ra từ các ong thợ, sẽ phát triển thành ong chúa, trong khi những con chỉ ăn hỗn hợp phấn hoa và mật ong - gọi là bánh mật ong, thì trở thành ong thợ.


​Câu nói "Hãy cho tôi biết bạn ăn gì, tôi sẽ trả lời bạn là ai" (You are what you eat) đặc biệt đúng trong trường hợp những con ong mật, bởi việc chúng thành ong chưa hay ong mật tùy thuộc vào chế độ ăn của chúng - (Ảnh: Heidi and Hans-Juergen Koch/Minden Pictures).

Nghiên cứu trước đây tập trung chủ yếu vào sữa ong chúa, vốn giàu đường và protein trong quá trình phát triển giới tính, tuy nhiên nghiên cứu mới đây tìm ra một cơ chế mới: những phân tử nhỏ trong thực vật gọi là microARN (miARN).

Những phân tử nhỏ này có thể ảnh hưởng đến kích thước, màu sắc của thực vật, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ong.

Được đưa vào cơ thể ong thông qua "bánh mật ong", miARN có thể ảnh hưởng đến các gene theo hướng ngăn chặn quá trình phát triển sinh lý và góp phần biển đổi con ong này trở nên vô sinh.

"Cả 2 chất đều quan trọng như nhau", giáo sư ngành hóa sinh Chen-Yu Zhang, đồng tác giả nghiên cứu, nói. "Sữa ong chúa và miARN cùng có ảnh hưởng đến cấu trúc giới tính ở loài ong", ông thêm.

Các nhà khoa học đã nuôi ong trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu tác động của miARN. Họ nhận thấy các ấu trùng được nuôi với chế độ ăn chứa miARN có cơ thể nhỏ hơn và buồng trứng nhỏ hơn so với những con được nuôi bình thường.

Những thí nghiệm tiếp đó góp phần củng cố thêm quam điểm này.

Tác động qua lại với thực vật

Thông tin này có thể cung cấp một cái nhìn mới về hiện tượng ong chết bí ẩn ngày càng gia tăng trong 10 năm trở lại đây gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động nông nghiệp.

Xi Chen - đồng tác giả nghiên cứu, nói miARN đóng vai trò quan trọng. "Chúng ta có thể kiểm tra việc thay đổi miARN ở một loại cây nào đó có thể gây ra sự biến mất của loài ong thường hút mật cây đó hay không", ông Chen nói.

Nghiên cứu cũng chỉ ra sự tác động tương hỗ của thực vật và ong hút mật: miARN trong cây có thể làm hoa lớn hơn, nhiều màu sắc hơn, thu hút nhiều ong hơn, đổi lại ong cũng giúp phát tán hạt.

Theo tiến sĩ Philip Askenase - giáo sư y khoa của trường Đại học Yale, Hoa Kỳ, việc nghiên cứu thêm về cơ chế ảnh hưởng của miARN tới các loài thuộc những giới khác nhau có thể giúp tìm ra cách trị bệnh ung thư hoặc thuốc chống dị ứng.

"Một số vấn đề sinh học quan trọng có thể được khám phá từ kiến thức tự nhiên mới mẻ này", tiến sĩ Askenase nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các loại cây làm sạch không khí trong nhà

Các loại cây làm sạch không khí trong nhà

Trồng một chậu cây thường xuân, lan ý, hay trầu bà... sẽ giúp không khí trong nhà trong lành hơn rất nhiều, và bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mời các bạn tham khảo các cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe dưới đây

Đăng ngày: 23/01/2025
Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Các nhà sinh học cảnh báo trong số cây cảnh trồng trong nhà có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

Đăng ngày: 21/01/2025
Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Đăng ngày: 12/01/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 25/12/2024
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 20/12/2024
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 16/12/2024
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 15/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News