Tìm ra cách khiến tế bào ung thư não tự diệt

Trang Euronews đưa tin các nhà nghiên cứu vừa tìm ra một phương pháp khiến các tế bào ung thư tự huỷ diệt vì áp lực.

Và nghiên cứu của họ đã mang lại kết quả đầy hứa hẹn với u nguyên bào thần kinh đệm, một trong những loại u não phổ biến và nguy hiểm nhất ở người trưởng thành. Căn bệnh này được dự báo sẽ ảnh hưởng đến khoảng 19.000 người mỗi năm ở Liên minh châu Âu (EU).


Các nhà khoa học đã khiến tế bào ung thư tự hủy trong một phương pháp đột phá điều trị u não. (Ảnh minh hoạ: Canva).

Phương pháp điều trị u nguyên bào thần kinh đệm đã không thay đổi nhiều kể từ đầu những năm 2000, bao gồm hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Thời gian sống sót trung bình cho một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này là 15 tháng.

Ông Eric Chevet, Trưởng phòng thí nghiệm nghiên cứu ung thư của Viện Y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp cho biết: “Tế bào ung thư là tế bào bị áp lực. Chúng không bình thường. Chúng sử dụng các cơ chế phản ứng với áp lực để đạt được lợi thế”.

Theo ông, chúng có ưu điểm là có sức đề kháng cao hơn, mạnh mẽ hơn và có khả năng di chuyển, vì vậy chúng có khả năng chịu được các áp lực bổ sung như hóa trị tốt hơn.

Trong trường hợp u nguyên bào thần kinh đệm, các tế bào sử dụng một loại protein gọi là IRE1 như một phần của cơ chế phản ứng với áp lực, khiến chúng trở nên kháng thuốc ung thư hơn. Giai đoạn này được gọi là "xác định mục tiêu".

Các nhà nghiên cứu Pháp và Thụy Điển đã tìm hiểu về việc việc tác động vào quá trình này có thể làm suy yếu các tế bào ung thư hay không. Và họ vừa công bố kết quả đầy hứa hẹn trên tạp chí iScience.

Họ đã tiến hành theo ba bước. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu ở Thuỵ Điển làm việc trên các mô hình điện toán. Họ đã sàng lọc khoảng 15 triệu phân tử, chạy mô phỏng để dự đoán cách chúng phản ứng với protein trong cơ thể. Z4P được xác định là phân tử có thể hữu ích.

Bước thứ hai là thí nghiệm tế bào để kiểm tra tác động của phân tử đó đối với tế bào ung thư.

Họ phát hiện ra rằng phân tử Z4P không chỉ làm cho các tế bào ung thư kém đề kháng hơn mà còn ngăn chặn khả năng di chuyển của chúng - một trong những xu hướng khiến u nguyên bào thần kinh đệm trở nên nguy hiểm như vậy.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phát hiện của họ trên cơ thể sống. Họ đã sử dụng phân tử này để nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư ở chuột kết hợp với thuốc temozolomide (TMZ), một loại hóa trị liệu thường được sử dụng trong u nguyên bào thần kinh đệm.

Họ phát hiện rằng phương pháp điều trị kết hợp đã làm suy yếu khả năng chống lại áp lực của tế bào ung thư, đồng thời thu nhỏ đáng kể kích thước của khối u. Và vai trò của phân tử Z4P đã rõ ràng.

Khi chỉ sử dụng TMZ, các khối u quay trở lại sau một khoảng thời gian từ 100 đến 150 ngày. Nhưng với sự kết hợp giữa TMZ và phân tử Z4P, tất cả các tế bào ung thư đã biến mất và những con chuột không bị ung thư tái phát sau 200 ngày.

Mặc dù có kết quả đầy hứa hẹn, giới khoa học vẫn cần nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để có thể tạo ra một loại thuốc điều trị mới.

Ông Chevet lưu ý trong trường hợp lạc quan nhất, các bệnh nhân có thể phải chờ 15 năm nữa để được điều trị bằng phương pháp này. Phân tử Z4P cần sửa đổi thêm để trở nên hiệu quả hơn trong việc chống lại các tế bào ung thư, cũng như được thử nghiệm trên nhiều động vật hơn trước khi thử nghiệm lâm sàng trên người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tế bào ung thư này đã được nuôi dưỡng suốt 70 năm, riêng khối lượng thu về đã hơn 50 triệu tấn

Tế bào ung thư này đã được nuôi dưỡng suốt 70 năm, riêng khối lượng thu về đã hơn 50 triệu tấn

Nhiều tế bào ung thư hoạt động rất mạnh trong vật chủ và có thể tiếp tục phân chia và nhân lên để gây ra các thiệt hại khôn lường.

Đăng ngày: 14/02/2025
Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Đăng ngày: 10/01/2025
Thử nghiệm thuốc chữa ung thư trên 18 người, 100% khỏi bệnh

Thử nghiệm thuốc chữa ung thư trên 18 người, 100% khỏi bệnh

Theo hãng tin RT, các bệnh nhân ung thư trực tràng tham gia một cuộc thử nghiệm thuốc nhỏ ở New York (Mỹ) đã nhận về kết quả ngoài mong đợi sau khi được thử điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

Đăng ngày: 03/10/2024
WHO chính thức công nhận 9 thực phẩm gây ung thư đầu bảng

WHO chính thức công nhận 9 thực phẩm gây ung thư đầu bảng

Những thực phẩm này được nhiều người yêu thích, tuy nhiên nó lại không hề tốt, thậm chí rất hại cho cơ thể nếu ăn quá nhiều.

Đăng ngày: 18/07/2024
Phát hiện chất chống ung thư từ loại gia vị phổ biến ở miền Bắc

Phát hiện chất chống ung thư từ loại gia vị phổ biến ở miền Bắc

Các nhà khoa học của Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tìm ra nhiều hoạt chất có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, gây độc tế bào ung thư trong cây mắc khén.

Đăng ngày: 30/05/2023
Dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh ung thư vú

Dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh ung thư vú

PGS.TS.BS Lê Hồng Quang cho biết khối u thường phát triển âm thầm, tăng dần theo thời gian, đến một kích cỡ nhất định bệnh nhân mới lo lắng và đi khám.

Đăng ngày: 30/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News