Tìm ra cách sản xuất nhôm "sạch", không phát thải khí nhà kính
Theo quy trình mới, người ta đã sử dụng gốm thay cho carbon trong điện cực dương. Vì thế, thay vì phát thải khí CO2 thì phản ứng đã cho ra... oxy tinh khiết.
Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 (sau oxy và silic), và là kim loại phổ biến nhất chiếm đến 8,3% trong thành phần cấu tạo của vỏ Trái đất. Từ rất lâu, nhôm đã được con người sử dụng trong việc sản xuất các phương tiện giao thông vận tải, trong kiến trúc, trong dụng cụ nhà bếp.
Có điều thú vị là khi mới được phát hiện, do tính sáng và không bị xỉn màu như bạc nên nhôm đã được hoàng đế Napoléon III của Pháp cho thợ chế tác thành bộ muỗng nĩa dùng trên bàn ăn thay cho vàng!
Theo quy trình mới tại Elysis, người ta đã sử dụng gốm thay cho carbon trong điện cực dương.
Và hiện nay, cùng với hợp kim nhôm, đây là thành phần rất quan trọng trong ngành công nghiệp hàng không và vũ trụ.
Tuy nhiên, nhôm không phải là quặng nguyên chất mà nằm lẫn trong quặng bauxite, do vậy, để có được nhôm phải điều chế mà phương pháp phổ biến hiện nay là phương pháp điện phân. Chỉ có điều là khi quặng bị nóng chảy, các ion của nó chuyển động tự do và cuối cùng, tại cực dương (anod), carbon bị tiêu hao theo phản ứng O2 + C giải phóng khí CO2.
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ riêng một mình ngành sản xuất nhôm đã "đóng góp" vào 1% khí thải hiệu ứng nhà kính do từ nền công nghiệp toàn cầu. Vì vậy, nhiều năm nay, đây là một thách thức cho các nhà khoa học.
Nhưng tin vô cùng vui là mới đây tập đoàn luyện kim Alcoa của Mỹ, phối hợp cùng tập đoàn khổng lồ chuyên về khai mỏ Rio Tinto của Anh và Australia, đã sử dụng một vật liệu mới thay cho carbon để không phát thải khí CO2.
Thực tế, đảm trách quy trình này là công ty Elysis. Theo quy trình, quặng bauxite phải chịu dòng điện cực mạnh để tạo ra phản ứng khử oxy hóa. Và do sử dụng carbon, nên đã tạo phản ứng giải phóng khí CO2. Vậy nhưng theo quy trình mới tại Elysis, người ta đã sử dụng gốm thay cho carbon trong điện cực dương. Vì thế, thay cho khí CO2, lần này thì phản ứng đã cho ra... oxy tinh khiết.
Theo Vincent Christ, giám đốc Elysis, với quy trình sử dụng vật liệu mới này, năng suất sản xuất tăng được 15 % trong khi chi phí sản xuất lại thấp hơn. Hiện nhà máy đang được xây dựng tại Jonquière (Quebec, Canada) và dự kiến sẽ đưa vào vận hành năm 2024.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
