Tìm ra phương tiện giúp con người không bị nhiễm coronavirus

Các nhà khoa học tại Đại học Karolinska ở Thụy Điển đã tìm thấy một kháng thể trung hòa kích thước nhỏ (nanobody) có thể ngăn chặn sự xâm nhập của coronavirus SARS-CoV-2 vào tế bào con người.

Tìm ra phương tiện giúp con người không bị nhiễm coronavirus

Các chuyên gia cho rằng nó có thể được sử dụng như một chất bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của virus, ngăn chặn Covid-19 chuyển sang thể nặng. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Communications.

Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã tiêm protein S của coronavirus vào lạc đà Alpaca. Sau 60 ngày, trong mẫu máu của con vật thí nghiệm phát hiện thấy phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại protein S (protein "gai" đặc trưng của coronavirus).

Sau đó, các nhà khoa học phân lập và nhân bản các kháng thể trung hòa, nhờ đó xác định được cấu trúc của chúng để tiếp tục đánh giá hiệu quả chống lại SARS-CoV-2. Kết quả cho thấy kháng thể Ty1 đó có khả năng vô hiệu hóa virus một cách hiệu quả khi bám vào protein “gai” ở vị trí liên kết với thụ thể ACE2.

Các nanobody có một số lợi thế so với các kháng thể thông thường. Chúng có kích thước nhỏ hơn 1/10 so với các kháng thể thông thường và thường dễ sản xuất trên quy mô lớn với chi phí thấp hơn.

Các nhà khoa học hiện đang bắt tay vào quá trình thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật để nghiên cứu hoạt tính trung hòa và tiềm năng điều trị của Ty1 trong cơ thể động vật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vaccine Covid-19 của Nga ngăn ngừa mọi cấp độ lây nhiễm

Vaccine Covid-19 của Nga ngăn ngừa mọi cấp độ lây nhiễm

Trưởng nhóm phát triển vaccine Sputnik V nói rằng phản ứng miễn dịch của nhóm tình nguyện viên được tiêm đầu tiên cho thấy vaccine đủ sức chống lại bất kỳ cấp độ lây nhiễm nào.

Đăng ngày: 07/09/2020
Vaccine Covid-19 của Nga tạo kháng thể ở 100% người được tiêm thử

Vaccine Covid-19 của Nga tạo kháng thể ở 100% người được tiêm thử

Kết quả phản ứng kháng thể ở những người được tiêm thử nghiệm vaccine Sputnik V trong giai đoạn đầu được Moscow xem là câu trả lời cho những ai hoài nghi và chỉ trích.

Đăng ngày: 06/09/2020
Chỉ cần một loại vắc xin ngừa Covid-19 vì virus đột biến rất ít

Chỉ cần một loại vắc xin ngừa Covid-19 vì virus đột biến rất ít

Các nhà nghiên cứu thuộc quân đội Mỹ kết luận virus SARS-CoV-2 đột biến rất ít sau khi so sánh 18.514 mẫu gen virus lấy tại 84 quốc gia. Nhưng họ vẫn chưa có lời giải đáp về chủng đột biến D614G thấy đầu tiên ở Trung Quốc rồi tàn phá châu Âu.

Đăng ngày: 05/09/2020
Hình ảnh của tế bào đường thở chứa nCoV

Hình ảnh của tế bào đường thở chứa nCoV

Hàng nghìn virus SARS-CoV-2 có cấu trúc nhỏ, tròn như quả bóng, bám lấy lông mao của tế bào đường thở.

Đăng ngày: 04/09/2020
Vaccine Covid-19 của Trung Quốc hoạt động như thế nào?

Vaccine Covid-19 của Trung Quốc hoạt động như thế nào?

Ad5-nCoV là vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới được cấp bằng sáng chế dù chưa hoàn tất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Đăng ngày: 03/09/2020
Nga ra mắt thiết bị có khả năng phát hiện Covid-19 trong không khí

Nga ra mắt thiết bị có khả năng phát hiện Covid-19 trong không khí

Nga công bố một thiết bị có khả năng phát hiện và phân tích các mầm bệnh trong không khí như vi khuẩn, chất độc và virus bao gồm cả Covid-19.

Đăng ngày: 02/09/2020
Biến chủng nCoV mới lây lan mạnh ở Indonesia

Biến chủng nCoV mới lây lan mạnh ở Indonesia

Ngày 30/8, Viện Sinh học phân tử Eijkman, Jakarta, thông báo phát hiện đột biến lây lan mạnh hơn của nCoV.

Đăng ngày: 01/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News